Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên: Hai anh em thống trị ngành bánh kẹo

Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên: Hai anh em thống trị ngành bánh kẹo

Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất bim bim, hiện Kinh Đô đã trở thành doanh nghiệp bánh kẹo lớn nhất Việt Nam.

 Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên: Hai anh em thống trị ngành bánh kẹo ảnh 1

Ông Trần Kim Thành (bên trái) và ông Trần Lệ Nguyên (bên phải)

Tập đoàn Kinh Đô được sáng lập và lãnh đạo bởi 2 anh em Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên.

 

Họ tên:            Trần Kim Thành

 

Ngày sinh:       7/7/1960 (52 tuổi)

 

Nguyên quán: Trung Quốc

 

Trình độ:          Cử nhân

 

Địa chỉ:            650/13 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, Tp.HCM

 

Chức vụ:

            * Chủ tịch HĐQT CTCP Kinh Đô (KDC)

            * Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG)

* Tổng giám đốc Cty TNHH Đầu tư Kinh Đô

            * Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Kinh Đô (Kinhdo Land)

            * Chủ tịch Cty Kinh Đô Miền Bắc, Kido

            * Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Cty TNHH Một thành viên PPK

Gia đình

Em trai: Trần Lệ Nguyên (44 tuổi) - Tổng giám đốc CTCP Kinh Đô

Em trai: Trần Quốc Nguyên - Thành viên HĐQT Kinh Đô, Tổng giám đốc Kido

Em trai: Trần Vinh Nguyên

Vợ: Vương Bửu Linh (47 tuổi) - Thành viên HĐQT Kinh Đô

Con: Trần Tuấn Vinh

 

Tài sản

Nắm giữ 14,3 triệu cổ phiếu thông qua công ty PPK

Ông Thành sở hữu 100% cổ phần của PPK

Quá trình công tác của ông Trần Kim Thành

 

- Từ năm 1967 đến năm 1977 : Đi học

 

- Từ năm 1978 đến năm 1993 : Kinh doanh cơ sở bánh kẹo

 

- Từ năm 1993 đến nay : Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu Tư Kinh Đô

- Từ năm 2002 đến nay: Chủ tịch HĐQT CTCP Kinh Đô

 

 

Họ tên:            Trần Lệ Nguyên

 

Ngày sinh:       12/10/1968 (44 tuổi)

 

Nguyên quán: Trung Quốc

 

Trình độ:          Cử nhân

 

Địa chỉ:            203 Phú Gia, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM

 

Chức vụ

* Phó Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc CTCP Kinh Đô (KDC)

* Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG)

* Thành viên HĐQT CTCP Địa ốc Kinh Đô

 

Gia đình

Anh trai: Trần Kim Thành- Chủ tịch CTCP Kinh Đô

Em trai: Trần Quốc Nguyên - Thành viên HĐQT Kinh Đô, TGĐ Kido

Em trai: Trần Vinh Nguyên

Vợ: Vương Ngọc Xiềm- Thành viên HĐQT Kinh Đô

Con: Trần Tuyết Nhi

Con: Trần Tuyết Vân

Con: Trần Vĩ Lâm

 

Tài sản

9,73 triệu cổ phiếu KDC ~ 366 tỷ đồng

345 nghìn cổ phiếu TLG ~ 6,5 tỷ đồng

Vợ là bà Vương Ngọc Xiềm nắm giữ 4,75 triệu cổ phiếu KDC ~ 125 tỷ đồng

Ngoài ra còn có cổ phần của Cty TNHH Đầu tư Kinh Đô...

Quá trình công tác của ông Trần Lệ Nguyên:

+ Từ 1985 - 1990:    Làm kỹ thuật sản xuất bánh ngọt ở Cơ sở Đô Thành, vừa đi học đến Đại học

+ Từ 1990 - 1991:    Công tác tại Xí nghiệp chế biến thực phẩm Quận 1

+ Từ 1992 đến nay:  Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kinh Đô

Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên: Hai anh em thống trị ngành bánh kẹo ảnh 2

Một số thành viên của gia đình Kinh Đô

 

Thuở nhỏ, 2 anh em Trần Lệ Nguyên- Trần Kim Thành đã bắt đầu làm quen với lĩnh vực bánh kẹo khi làm việc trong một tiệm bánh nhỏ của gia đình.

 

Khởi đầu của Kinh Đô là một cơ sở nhỏ với vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng, gồm 70 công nhân viên, chuyên sản xuất bánh mì, bánh tươi tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Năm 1993, Công ty Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập, tập trung vào sản xuất bánh bánh Snack (bim bim), đánh bật sản phẩm snack của Thái Lan ra khỏi thị trường.

 

Từ sự thành công của bánh snack, sau đó Kinh Đô dần thâm nhập vào thị trường bánh cookie, cracker, bánh trung thu, kẹo...

 

Đến năm 2009, Kinh Đô Bakery lần lượt ra đời. Được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô.

 

Năm 2000, Kinh Đô mở rộng hoạt động kinh doanh tại phía Bắc với việc thành lập CTCP Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD). Đến năm 2010, công ty này đã được sáp nhập vào CTCP Kinh Đô.

Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên: Hai anh em thống trị ngành bánh kẹo ảnh 3

 

Năm 2002, Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Hiện nay, CTCP Kinh Đô (KDC) là công ty nòng cốt của Tập đoàn Kinh Đô.

 

Năm 2004, Công Ty Cổ phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn được thành lập với chức năng sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bánh tươi cao cấp, trực tiếp quản lý và phát triển hệ thống các Kinh Đô Bakery.

 

Trong năm 2004, Kinh Đô thành lập CTCP Địa ốc Kinh Đô và CTCP Kinh Đô Bình Dương; đồng thời đưa cổ phiếu NKD của Kinh Đô Miền Bắc lên niêm yết trên sàn chứng khoán.

Đến cuối năm 2005, cổ phiếu KDC của CTCP Kinh Đô cũng được niêm yết. Lúc cao điểm, thị giá cổ phiếu KDC đã lên tới 250.000 đồng (gấp 25 lần mệnh giá).

---------------------------------------------------------------------------------

Công ty gia đình

Mặc dù đã niêm yết gần 7 năm trên sàn chứng khoán nhưng Kinh Đô vẫn mang dáng dấp một công ty gia đình.

Hội đồng quản trị có 8 người thì có 5 người là họ hàng của nhau gồm 3 anh em Trần Kim Thành, Trần Lệ Nguyên, Trần Quốc Nguyên; vợ của ông Trần Kim Thành - bà Vương Bửu Linh và vợ của ông Trần Lệ Nguyên - bà Vương Ngọc Xiềm.

Ngoại trừ ông Thành, bốn người còn lại đều kiêm nhiệm vị trí trong ban tổng giám đốc.

Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên: Hai anh em thống trị ngành bánh kẹo ảnh 4

Cơ cấu cổ đông của CTCP Kinh Đô

Ông Trần Kim Thành hiện gián tiếp sở hữu 14,5 triệu cổ phiếu KDC, tương đương 11% cổ phần của CTCP Kinh Đô thông qua Cty TNHH Một thành viên PPK.

Đây là công ty do ông Thành nắm 100% vốn. Trong năm 2011, ông Thành và vợ là bà Vương Bửu Linh đã chuyển nhượng toàn bộ lượng cổ phiếu KDC nắm giữ sang cho công ty PPK.

Với lượng cổ phiếu trị giá gần 560 tỷ đồng, ông Trần Kim Thành hiện đứng ở vị trí thứ 32 trong top những người giàu nhất TTCK Việt Nam.

Ông Trần Lệ Nguyên nắm giữ 9,63 triệu cổ phiếu, sở hữu lượng cổ phiếu trị giá 370 tỷ đồng - đứng ở vị trí thứ 42 trong top người giàu.

 

Bà Vương Ngọc Xiềm - vợ ông Nguyên - đang nắm giữ 4,75 triệu cổ phiếu.

-------------------------------------------------------------------------------------------

 

Đóp góp chính vào doanh thu của KDC là các sản phẩm bánh quy (biscuits),
bánh bông lan (cakes) và Bánh trung thu (mooncake)

 

-------------------------------------------------------------------------------

Mở rộng hoạt động thông qua M&A

Song song với phát triển các sản phẩm mới, Kinh Đô liên tục mở rộng hoạt động thông qua việc mua bán sáp nhập các doanh nghiệp khác.

Thương vụ đầu tiên là mua lại nhà máy kem Wall của Unilever vào năm 2003, sau đó thành lập CTCP Kido để tiếp quản nhà máy này. Đến năm 2005, Kinh Đô tiếp tục nắm cổ phần chi phối của Tribeco; năm 2007 đầu tư vào Nutifood, năm 2008 mua lại Vinabico.

Năm 2010, Kinh Đô thực hiện hoán đổi cổ phiếu để nắm giữ 100% cổ phần của Kinh Đô Miền Bắc và Kido.

Đầu năm 2012, hãng bánh kẹo Nhật Bản Ezaki Glico đã rót gần 660 tỷ đồng (~47.000 đồng/cổ phiếu), qua đó nắm giữ 10,5% cổ phần của Kinh Đô.

Nhờ thực hiện niêm yết sớm và liên tục phát hành cổ phần với giá cao nên CTCP Kinh Đô đã thu về được thặng dư vốn rất lớn.

Sau nhiều lần chia thưởng cổ phiếu, thặng dư vốn của KDC tại thời điểm cuối tháng 6/2012 vẫn lên đến hơn 2.450 tỷ đồng, gần gấp đôi vốn điều lệ (1.335 tỷ đồng).

 Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên: Hai anh em thống trị ngành bánh kẹo ảnh 8

Tuy nhiên, không phải thương vụ nào Kinh Đô cũng thành công. Công ty đã chấp nhận lỗ và thoái vốn toàn bộ tại Tribeco và Nutifood. Khoản đầu tư vào ngân hàng Eximbank cũng không được như mong đợi.

 

Trên phương diện cá nhân, ông Trần Lệ Nguyên đã góp vốn thành lập và nắm giữ 20% vốn điều lệ của CTCP Chứng khoán Vina (Vinasecurities). Mới đây, ông Nguyên đã quyết định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại công ty này.

Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên: Hai anh em thống trị ngành bánh kẹo ảnh 9

Năm 2011, doanh thu hợp nhất của KDC tăng đột biến khi công ty hợp nhất toàn bộ

kết quả kinh doanh của Kinh Đô Miền Bắc và Kido.

 

Với nhiều dòng sản phẩm đa dạng, doanh thu của Kinh Đô hiện vượt trội so với các doanh nghiệp bánh kẹo lớn khác.

Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên: Hai anh em thống trị ngành bánh kẹo ảnh 10

 Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên: Hai anh em thống trị ngành bánh kẹo ảnh 11

Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên: Hai anh em thống trị ngành bánh kẹo ảnh 12

Vốn hóa thị trường (ngày 14/8/2012) của một số doanh nghiệp thực phẩm. Đơn vị: tỷ đồng

--------------------------------------------------------------------------------------

Song song với lĩnh vực thực phẩm, Kinh Đô cũng đầu tư mạnh vào lĩnh vực bất động sản, tài chính.

 

CTCP Kinh Đô hiện đầu tư 1.255 tỷ đồng vào 3 công ty bất động sản: Lavenue, Tân An Phước và Thành Thái.

Trong đó lớn nhất là khoản đầu tư 1.050 tỷ đồng, chiếm 50% vốn của CTCP Đầu tư Lavenue. Công ty này là chủ đầu tư của Dự án Khu thương mại, khách sạn 5 sao và căn hộ dịch vụ Lavenue Crown tại số 8-12 đường Lê Duẩn, Quận 1, Tp.HCM.

Ngoài ra, trong hệ thống Kinh Đô còn 2 công ty bất động sản khác là CTCP Địa ốc Kinh Đô và CTCP Hùng Vương (chủ đầu tư dự án Hùng Vương Plaza).

Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên: Hai anh em thống trị ngành bánh kẹo ảnh 13

Dự án Hùng Vương Plaza tại Quận 5, TP. HCM