Quan sát biểu đồ VN-Index ta thấy, những bất thường thể hiện ở giá trị khớp lệnh trung bình qua các phiên và sự chuyển động của VN-Index từ sau Tết Nguyên đán đến nay. Giá trị khớp lệnh trong một thị trường hoạt động bình thường, ngay cả khi đang trong chiều hướng đi xuống, cũng có độ ổn định giữa các phiên trong một thời điểm. Nhưng giá trị khớp lệnh vừa qua thì hoàn toàn không có độ ổn định này. Phiên thì lên trên ngàn tỷ đồng, phiên thì chỉ còn 300 - 400 tỷ đồng.
Tiếp đến là sự chuyển động của VN-Index. Sau khi phục hồi bất thành, giá cổ phiếu bắt đầu tuột dốc gần như trên một đường thẳng. Việc không có những phiên bật trở lại sau những phiên rớt nhanh và sâu đã không hình thành được các ngưỡng hỗ trợ theo quy luật cung cầu thông thường. Thị trường chỉ dừng giảm và bật trở lại sau khi có một số biện pháp hỗ trợ như: SCIC mua cổ phiếu, UBCK giảm biên độ dao động giá... Như vậy, sự bất ổn của cả giá trị giao dịch khớp lệnh trong các phiên và sự chuyển động không bình thường của VN-Index cho thấy, cung cầu trên thị trường đã bị tác động một cách không bình thường trong hơn một tháng qua.
Trong quá khứ, những biện pháp hành chính, như thay đổi biên độ dao động giá, cũng tạo nên những biến động bất thường, lượng mua tăng lên đột biến hoặc thị trường đổi chiều chỉ mua mà không có bán. Việc giảm biên độ dao động giá từ 5% xuống còn 1%, từ 10% xuống còn 2% của UBCK vừa qua đã làm cho thị trường bật trở lại gần 10 phiên. Điều đó một lần nữa lại chứng tỏ sự thay đổi biên độ đi liền với sự thay đổi tâm lý mua bán của các nhà đầu tư và đây là một nhân tố đưa đến những diễn biến không bình thường trong việc mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư trên thị trường.
Thực tế, nếu lượng cung - cầu tiếp tục ổn định, nếu các tổ chức cầm cố chứng khoán không bán ra để rút tiền về, thì với biên độ dao động mới, thị trường sẽ hình thành một quy luật mới theo tâm lý mua bán của các nhà đầu tư. Việc lên giá liên tục vừa qua không phải là lòng tin của các nhà đầu tư đã được phục hồi mà chính là mức kỳ vọng về lợi nhuận chưa đủ và mức giá mua vào cổ phiếu lúc trước còn cao nên các nhà đầu tư chưa bán ra. Trước đây, thay vì nhà đầu tư thường bán ở phiên thứ 3 - 4 khi hàng về, lợi nhận đạt ở mức 12 - 15% (biên độ giá là 5%) thì bây giờ, mức lợi nhuận kỳ vọng sau T+3 chỉ khoảng 5 - 6%. Vì vậy, có thể nhà đầu tư sẽ bán ra ở các phiên 7 - 8 (với biên độ dao động 2%). Nếu thị trường ngày càng khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận thì chỉ cần lời 2 - 3% là nhà đầu tư đã có thể bán ra.
Cho đến nay, không ai có thể xác định và dự báo lượng cầu trên thị trường. Việc các tổ chức cầm cố chứng khoán bán ra cổ phiếu đã tác động mạnh đến cung - cầu, tạo nên những chuyển động bất thường của VN-Index. Qua quan sát thực tế, hầu hết những phiên mua lại cổ phiếu (phiên bật trở lại theo quy luật) của các nhà đầu tư đều là những phiên các tổ chức cầm cố chứng khoán tận dụng cơ hội để bán ra. Với số lượng cầm cố lớn như hiện nay, khoảng 9.000 - 10.000 tỷ đồng, thì lượng cầu nào cho đủ khi nguồn tiền của các nhà đầu tư cá nhân đang từ từ rời bỏ thị trường?
Chính sự tác động không bình thường vào cả 2 yếu tố là tiền và tâm lý gần như cùng lúc đã làm cho TTCK Việt
![]() |