Tại tọa đàm Hiến kế hút khách du lịch do Báo Đầu tư tổ chức nhiều ý kiến cho rằng cần bám sát xu hướng du lịch năm 2023 để có sản phẩm phù hợp hút khách. Ảnh Dũng Minh.

Tại tọa đàm Hiến kế hút khách du lịch do Báo Đầu tư tổ chức nhiều ý kiến cho rằng cần bám sát xu hướng du lịch năm 2023 để có sản phẩm phù hợp hút khách. Ảnh Dũng Minh.

Xu hướng du lịch mới nổi lên trong năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thay vì đi theo đoàn lớn như trước đây, sau Covid-19, du khách thích đi theo nhóm nhỏ hoặc đi một mình. Du lịch gắn với nghỉ dưỡng. Sự thay đổi này đòi hỏi các đơn vị lữ hành cần bám sát xu hướng để có sản phẩm phù hợp thu hút du khách.

Du lịch nhóm nhỏ, cá nhân hóa trải nghiệm

Bà Nguyễn Thị Lê Hương, Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Vietravel cho hay, sau covid, du khách đi du lịch ngày càng trẻ hơn, họ đi theo nhóm nhỏ và đi ngắn ngày hơn. Xu hướng du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với làm việc, du lịch trải nghiệm kết hợp giải trí lên ngôi.

Có chung quan điểm này, ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký, Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) chia sẻ khách du lịch quốc tế gần đây đang có xu hướng ít đi theo đoàn hơn mà đi theo nhóm nhỏ, tiếng trong ngành gọi là khách FIT (Frequent Independent Travelers, có nghĩa là khách du lịch lẻ, tự do, không đi theo công ty lữ hành hay tour). Xu hướng này ngày càng nhiều hơn trong năm 2023.

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký, Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký, Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Bên cạnh đó, nếu như trước đây khách kết hợp đi du lịch nhiều quốc gia trên thế giới thì nay họ có xu hướng chọn 1 quốc gia để đến và ở lại lâu hơn. Đây cũng là một xu hướng tích cực để hút khách với thời gian lưu trú và khả năng chi trả cao hơn.

Theo ông Dương Minh Đức, Phó giám đốc Kinh doanh Tiếp thị, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) du lịch một mình, theo nhóm phát triển nhanh từ năm 2014-2015. Sau đại dịch Covid-19, xu hướng này phát triển mạnh, năm 2022 xu hướng này định hình và tiếp tục tiếp diễn trong năm 2023.

Sau đại dịch, du khách càng cá nhân hóa trải nghiệm của mình với nhóm nhỏ. Để đáp ứng xu hướng này, ông Đức cho rằng các công ty du lịch cần thiết kế tour trải nghiệm riêng cho nhóm nhỏ.

Xu hướng xanh, du lịch nghỉ dưỡng

"Một xu hướng nổi lên trong năm nay là du khách thích xu hướng xanh, hòa mình vào với thiên nhiên, có trải nghiệm chinh phục các điểm đến", ông Hoàng Nhân Chính cho biết thêm.

Tại nhiều nước, việc phát triển xu hướng du lịch xanh đã được đẩy mạnh trong thời gian qua. Ở Việt Nam, du lịch xanh cũng được chú trọng với nhiều chương trình quảng bá.

Ông Dương Minh Đức, Phó giám đốc Kinh doanh Tiếp thị, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group).

Ông Dương Minh Đức, Phó giám đốc Kinh doanh Tiếp thị, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group).

Về xu hướng này, ông Dương Minh Đức, Phó giám đốc Kinh doanh Tiếp thị, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) bổ sung thêm xu hướng du lịch khám phá và trải nghiệm. Tại giải Award Travel Word năm 2022, Việt Nam đã được vinh danh là điểm đến di sản hàng đầu thế giới, ẩm thực thì Việt Nam cũng là điểm đến hàng đầu.

Du khách cũng chú trọng các tour, tuyến du lịch nghỉ dưỡng biển phục hồi sức khỏe sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19.

Chia sẻ về tình hình kinh doanh thực tế hiện nay, ông Dương Minh Đức cho rằng xu hướng khách đi tàu biển và khách MICE phục hồi rất tốt. Từ đầu năm 2023 đến nay Saigontourist đã đón 8 chuyến tàu biển với 23.000 lượt khách quốc tế thăm quan. Dự kiến trong năm 2023 có thể đón 30 chuyến tàu.

Du lịch giải trí và làm việc từ xa cũng là một xu hướng nổi lên trong năm 2023. Các du khách đi công tác kết hợp nghỉ dưỡng. Năm 2023, khách dần chuyển sang xu hướng ở dài ngày hơn, trung bình từ 5-7 đêm thay vì mức 3,5-4 ngày so với trước đây. Xu hướng này dự báo sẽ tăng thêm.

Hút khách, cách nào?

Để thu hút được khách, theo bà Nguyễn Thị Lê Hương, Phó tổng giám đốc Vietravel cần có chương trình đồng bộ với các sản phẩm tour, tuyến hợp lý, trong đó phải đưa du lịch vào từng gia đình, từng địa phương, từng ngõ phố để cùng làm du lịch và cùng thu hút du khách. Song song với đó kết hợp đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển du lịch.

Về nguồn khách, bà Lê Hương cho rằng sự lựa chọn nguồn khách rất quan trọng. Trước đây thị trường Trung Quốc là thị trường khách chính của Việt Nam. Thời gian gần đây, chúng ta đẩy thu hút khách Ấn Độ. Để thay đổi nguồn khách, phải tìm hiểu nhu cầu của họ để từ đó đưa ra sản phẩm, hàng hoá hợp lý để sức thu hút khách. Theo lãnh đạo Vietravel, cần có định hướng chung của các địa phương và đặc biệt công tác truyền thông quảng bá để đông đảo du khách biết đến Việt Nam là một điểm hấp dẫn, có giá trị.

Bà Nguyễn Thị Lê Hương, Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Vietravel chia sẻ tại tọa đàm Hiến kế hút khách quốc tế do Báo Đầu tư tổ chức ngày 22/3. Ảnh Dũng Minh.

Bà Nguyễn Thị Lê Hương, Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Vietravel chia sẻ tại tọa đàm Hiến kế hút khách quốc tế do Báo Đầu tư tổ chức ngày 22/3. Ảnh Dũng Minh.

Để thu hút khách, điều quan trọng là cần quản lý tốt điểm đến để khách đến một lần muốn quay trở lại. Khách trở lại sẽ là góp phần phát triển bền vững và họ có mức chi trả cao hơn. Ông Hoàng Nhân Chính cho rằng Việt Nam có lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn, có nền văn hóa nhiều bản sắc. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, xếp thứ hạng hai nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa của Việt Nam cao hơn các nước xung quanh.

Tin bài liên quan