Chứng khoán sụt giảm là điều Fed ủng hộ để làm giảm lạm phát

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Lạm phát có ít dấu hiệu hạ nhiệt trong nền kinh tế và cũng là điều tương tự khi nói về đà hồi phục của thị trường chứng khoán dưới ảnh hưởng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Chứng khoán sụt giảm là điều Fed ủng hộ để làm giảm lạm phát

Chỉ số S&P 500 đã mất 25% giá trị trong năm nay, điều này đã gây sốc cho các nhà đầu tư nhưng đó là một trong số ít những gì thực sự phù hợp với mục tiêu của Fed. Gần đây, con số thiệt hại trên thị trường cổ phiếu đã lên tới khoảng 15.000 tỷ USD trong năm nay - bắt đầu gần bằng với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi tính theo tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ.

Và mặc dù thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế, nhưng đó là tín hiệu và đầu vào của của nền kinh tế vì chúng ảnh hưởng đến mọi thứ, từ tâm lý người tiêu dùng đến định giá của các doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Doug Ramsey, giám đốc đầu tư tại Leuthold Group, sự sụt giảm đã xảy ra trên thị trường chứng khoán là một đại diện phù hợp cho sự đảo ngược lạm phát hơn mười lần kể từ cuối những năm 1950.

“Hiệu ứng giàu có đóng một vai trò lớn hơn bao giờ hết trong việc kích thích vòng xoáy lạm phát và nó cũng sẽ đóng một vai trò lớn trong việc giảm thiểu lạm phát. Khi bạn nghĩ về việc thị trường chứng khoán sụt giảm theo tỷ lệ phần trăm thông thường trên chỉ số, điều đó cũng làm một lượng của cải bị xóa sổ”, Doug Ramsey cho biết.

Được thúc đẩy bởi các chính sách tiền tệ dễ dàng và các gói kích thích tài khóa lớn, chỉ số S&P 500 đã tăng hơn gấp đôi kể từ mức thấp của đại dịch và mức cao của năm nay, khiến những người Mỹ sở hữu cổ phiếu cảm thấy giàu có hơn, mặc dù chỉ là trên giấy. Tất cả những gì đã thay đổi vào năm 2022 khi Fed tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ.

Giá cổ phiếu lao dốc đã xóa sạch 4,1% tổng giá trị tài sản ròng của người Mỹ xuống còn 144 nghìn tỷ USD trong quý II. Đây là mức giảm lớn thứ hai kể từ năm 2008.

Mặc dù sự sụt giảm của cổ phiếu vẫn chưa gây ra một số điểm đáng chú ý về tâm lý của người tiêu dùng vì số liệu giá tiêu dùng của tháng 9 vẫn cho thấy lạm phát ở mức cao. Theo nghiên cứu của Doug Ramsey, một ngày nào đó điều này sẽ giúp ngân hàng trung ương đạt được mục tiêu của mình. Người tiêu dùng tiết kiệm hơn sẽ không phải là lực lượng duy nhất đằng sau lạm phát vừa phải - điều này cũng phụ thuộc vào lãi suất và biến động của đồng đô la - nhưng tác động từ sụt giảm của thị trường cổ phiếu có thể hữu ích trong việc làm hạ nhiệt lạm phát.

Sự sụt giảm của vốn hoá thị trường chứng khoán Mỹ trên phần trăm GDP

Sự sụt giảm của vốn hoá thị trường chứng khoán Mỹ trên phần trăm GDP

Từ mức kỷ lục trong tháng 11/2021 đến cuối tháng 9/2022, chỉ số Wilshire 5000 (đại diện cho toàn bộ thị trường cổ phiếu Mỹ) đã giảm khoảng 27%. Theo số liệu của Leuthold, mức thiệt hại tương đương với 54% GDP, gần với mức 61% GDP đã bốc hơi trong cuộc khủng hoảng tài chính.

Trong lịch sử, giá tài sản sụt giảm là minh chứng về việc giảm bớt áp lực lạm phát hoặc báo hiệu sự giảm của lạm phát. Theo dữ liệu do Leuthold đối chiếu từ năm 1957 đến năm 2021, chỉ số S&P 500 đã có 15 lần điều chỉnh từ 19% trở lên và trong 10 trường hợp, lạm phát đã thấp hơn sau 12 tháng.

Mặt khác, lãi suất tăng không chỉ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, chi phí đi vay tăng cao đã làm chao đảo những người mua nhà và khiến quyền sở hữu nhà trở nên ngoài tầm với một số người. Theo ước tính của Morgan Stanley, khả năng chi trả cho nhà ở đang suy giảm với tốc độ nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong ba thập kỷ qua.

Ed Yardeni, người sáng lập công ty nghiên cứu Ed Yardeni cho biết: “Phần lớn tài sản của người Mỹ nằm trong danh mục đầu tư mua nhà và thị trường tài chính, cả hai đều bị tác động lớn trong năm nay. Chúng tôi nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo trong sự suy yếu của thị trường nhà đất, hiệu ứng tiêu cực của sự giàu có và sức mạnh của đồng đô la”.

Giám đốc đầu tư Bob Prince của Bridgewater Associates LP cho rằng, nỗ lực của Fed nhằm theo đuổi hai mục tiêu là giảm lạm phát và tránh suy thoái sâu, nhưng điều này có thể khiến các nhà hoạch định chính sách tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất và cuối cùng thực hiện hai vòng thắt chặt thay vì một.

Trong khi đó, kịch bản này hiện đang nằm ngoài bảng kỳ vọng của thị trường và có thể "mang đến rủi ro lớn nhất về sự phá hủy khối tài sản lớn".

Trong thời gian ngắn hạn, sự suy giảm của quy mô thị trường cổ phiếu so với quy mô của nền kinh tế có thể được coi là một sự phát triển lành mạnh đối với những người quá lạc quan về xu hướng thị trường.

Mona Mahajan, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại Edward Jones cho biết: “Hiệu ứng giàu có đang được cảm nhận không chỉ trên thị trường cổ phiếu và thị trường tài chính mà còn cả giá nhà đất đang đi xuống. Hiệu ứng của cải giảm đi là những gì có thể là một chu kỳ tự hoàn thành: người tiêu dùng có thể kiềm chế hầu bao của họ và điều đó có tác động gợn sóng đối với nền kinh tế. Chúng ta có thể đang đi đến thời điểm đó”.

Tin bài liên quan