Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư phát biểu tại hội thảo. Ảnh Dũng Minh.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư phát biểu tại hội thảo. Ảnh Dũng Minh.

Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ngày 4/12, Báo Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức hội thảo “Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh” cùng thảo luận các vấn đề, giải pháp thúc đẩy khơi thông dòng vốn xanh góp phần phát triển bền vững.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư cho biết, phát triển bền vững đang là xu thế bao trùm trên thế giới và kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh là mô hình được nhiều quốc gia lựa chọn. Bên cạnh hướng đến tăng trưởng xanh, những biến động lớn của thế giới, thách thức từ biến đổi khí hậu, gia tăng nhiệt độ toàn cầu đang đòi hỏi các quốc gia phải đẩy nhanh mô hình tăng trưởng, tận dụng thời cơ vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững và bao trùm.

Với Việt Nam, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau, vừa là quan điểm vừa là mục tiêu xuyên suốt trong các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.

Việc thực hiện mô hình tăng trưởng xanh và mục tiêu phát triển bền vững cũng thể hiện cam kết của Việt Nam trong vai trò là quốc gia có trách nhiệm đóng góp vào những nỗ lực của cộng đồng quốc tế vì một hành tinh xanh và bền vững.

Là một bên tham gia công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu và là một trong số ít các quốc gia bị tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam cam kết làm hết sức mình để đối phó với biến đổi khí hậu, thực hiện có hiệu quả các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính với sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh Dũng Minh.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh Dũng Minh.

Kể từ hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Mục tiêu đầy tham vọng này được Việt Nam tái khẳng định tại COP 27 và tiếp tục được đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu được nhấn mạnh tại COP 28 đang diễn ra tại UAE

Một quốc gia còn nhiều khó khăn như Việt Nam nhưng vẫn đưa ra các cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu như các nước phát triển khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu phát triển xanh bao trùm và bền vững.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 được Chính phủ phê duyệt vào năm 2021-2022 là một số minh chứng gần đây nhất về những nỗ lực thực hiện mục tiêu này.

Theo ông Lê Trọng Minh, hành trình hiện thực hóa mục tiêu xanh của Việt Nam không chỉ đòi hỏi việc hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao nhận thức, xây dựng hệ thống giám sát đủ năng lực thực thi cam kết mà còn cần tới một nguồn lực khổng lồ. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới năm 2022, Việt Nam cần 368 tỷ USD đến năm 2040, tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm khi theo đuổi lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng 0. Trong đó hành trình khử carbon nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế chiếm 30% nhu cầu nguồn lực.

Tuy nhiên khu vực công không đáp ứng đủ con số đó. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đạt được mục tiêu phát triển xanh và đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm giai đoạn 2021-2050, Việt Nam cần huy động thêm 140 tỷ USD ngoài ngân sách Nhà nước tương đương 2,2% GDP. Với một quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp, việc huy động nguồn lực lớn như vậy không phải là bài toán đơn giản trong đó, tài chính xanh là một trong những lời giải tín dụng xanh là một chìa khóa. Được hiểu là khoản tín dụng nhằm hỗ trợ các dự án sản xuất kinh doanh không hoặc ít gây rủi ro tới môi trường, tín dụng xanh ngày càng được quan tâm trên thế giới, trở thành một xu thế, mang đến tăng trưởng xanh

Tại Việt Nam, tín dụng xanh đang có thấy nhiều tín hiệu tích cực với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2022 ước đạt khoảng 23% cao hơn cả tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế

Cùng với xu hướng các doanh nghiệp ngày càng tuân thủ theo các tiêu chí môi trường xã hội và bền vững (ESG), dẫn tới nhu cầu nguồn vốn tín dụng xanh gia tăng tương ứng, các ngân hàng ngày càng tự tin giải ngân tín dụng xanh với sự hỗ trợ về chính sách của Chính phủ và các quy định của ngân hàng nhà nước.

Tuy nhiên, với tổng số chưa đầy 600.000 tỷ đồng tín dụng xanh được các ngân hàng cấp đến thời điểm này cho thấy nguồn vốn xanh đầy tiềm năng vẫn chưa hoàn toàn được khơi thông. Một nguồn lực lớn đang trực chờ không chỉ tại các ngân hàng trong nước mà cả các ngân hàng nước ngoài, tỏ rõ sự quan tâm cao đối với các cơ hội từ quá trình xanh hóa tại Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra cần giải quyết vấn đề nào để khơi thông nguồn vốn tín dụng xanh, đâu là cơ chế, khuôn khổ pháp lý cần hoàn thiện, giải pháp nào tạo thêm và thúc đẩy dòng tín dụng xanh ở trong nước, đâu là lĩnh vực cần ưu tiên, các doanh nghiệp cần chú ý gì để cấp tín dụng xanh… Các vấn đề sẽ được thảo luận tại hội thảo và các kiến giải của chuyên gia sẽ phần nào được sáng tỏ

Tiếp theo hàng loạt hội thảo mà báo Đầu tư tổ chức về biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, mà gần đây nhất là “Hội thảo Phát triển bền vững: Trách nhiệm của chúng ta, hành động của chúng ta” diễn ra cách đây 2 tuần, đây cũng là trách nhiệm đóng góp vào hành trình tăng trưởng xanh của Việt Nam.

Tin bài liên quan