Kết thúc năm 2008, VN-Index mất tổng cộng 605,45 điểm

Kết thúc năm 2008, VN-Index mất tổng cộng 605,45 điểm

(ĐTCK-online) Thị trường chứng khoán Việt Nam đã kết thúc năm đầy thăng trầm và sóng gió bằng một phiên giảm điểm. Trước đó, thị trường đã có phiên 3 tăng ấn tượng nhưng xu thế giảm kéo dài suốt một năm qua vẫn chưa thể được phá vỡ vào phiên cuối cùng này.

Nếu tính từ số điểm đóng cửa của phiên giao dịch đầu tiên của năm (2/1/2008), chỉ số VN-Index là 921,07 điểm, thì đóng cửa phiên giao dịch cuối năm (31/12/2008), chỉ số này chỉ còn 315,62 điểm, tức đã mất đi 605,45 điểm (giảm 65,33%). Trong số 245 phiên giao dịch của sàn HOSE, chỉ có 109 phiên chỉ số VN-Index tăng điểm, còn lại 136 phiên chỉ số này đều lao dốc.

Trở lại với phiên giao dịch sáng nay 31/12/2008, kết thúc phiên giao dịch chỉ số VN-Index đóng cửa ở 315,62 điểm, giảm 0,7 điểm (tương đương giảm 0,22%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 14.161.930 đơn vị, tăng 3,40% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 367,992 tỷ đồng, tăng 2,79% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 1.556.503 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 38,57 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 15.718.433 đơn vị (tăng 1,46% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 406,560 tỷ đồng (giảm 7,34%).

Một số nhà đầu tư cho biết, phiên hôm nay cũng là phiên cuối cùng để bán ra trước khi phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán. Kể từ thứ Sáu (2/1/2009), nhà đầu tư sẽ phải chịu mức thuế 0,1% trên giá trị chứng khoán bán ra. Do đó, một số nhà đầu tư có tâm lý thanh lý “hàng tồn kho” trước khi kết thúc năm tài chính. Như vậy là sau rất nhiều tranh luận, cùng nhiều tuyên bố về việc hoãn hay giảm thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân vẫn không có gì thay đổi đã dập tắt những hy vọng le lói của nhà đầu tư trong thời gian qua.

Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2008 mở đầu bằng những diễn biến tích cực khi lượng giao dịch tăng lên trong đợt 1, cùng với đó chỉ số VN-Index cũng tiếp tục duy trì được sắc xanh. Đà tăng điểm bất ngờ trong phiên hôm qua vẫn tiếp tục được duy trì nhưng mức độ tăng đã phần nào đuối sức, khi VN-Index chỉ giữ được mức tăng nhẹ.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 2,5 điểm, lên 318,82 điểm (tương đương tăng 0,79%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2.046.900 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 48,53 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 77 mã tăng giá, 43 mã đứng giá tham chiếu, 49 mã giảm giá và 5 mã không có giao dịch là BBT, BTC, IMP, SHC, SJ1. Đáng chú ý, trong đó chỉ  có 9 mã tăng trần là ASP, DXV, HBC, ICF, TS4, VHC, VNA, VNE, VSC và 9 mã giảm sàn là DPC, HBD, IFS, MAFPF1, SDN, SFN, VTA, VTB, KSH.

Các cổ phiếu bluechips sau 3 phiên liền nỗ lực hỗ trợ thị trường, phiên này dường như đang có dấu hiệu điều chỉnh khi khá nhiều quay đầu giảm giá hoặc về ngưỡng tham chiếu khi bước sang đợt khớp lệnh liên tục. Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 0,32 điểm, xuống 316 điểm (tương đương giảm 0,10%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 10.567.290 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 247,32 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 315,62 điểm, giảm 0,7 điểm (tương đương giảm 0,22%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 14.161.930 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 367,99 tỷ đồng.

Trong tổng số 174 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 63 mã tăng giá, 72 mã giảm giá, 39 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 18 mã tăng trần, 4 mã giảm sàn là DPC, HSI, MAFPF1, SFN. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có 4 mã không còn dư mua là MAFPF1, DTT, TMS, FPC trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 cổ phiếu tăng giá, 4 cổ phiếu giảm giá. Có tới 5 mã đứng giá tham chiếu là STB, VIC, VNM, VPL, HAG với mức giá đóng cửa tương ứng là 18.400 đồng/cổ phiếu, 79.500 đồng/cổ phiếu, 83.000 đồng/cổ phiếu, 66.000 đồng/cổ phiếu và 63.000 đồng/cổ phiếu.

Cụ thể, PVD tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,66%), đạt 85.000 đồng. Trong khi đó, PVF giảm 300 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,52%), còn 19.500 đồng. FPT giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,99%), còn 50.000 đồng. HPG giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,56%), còn 31.500 đồng. DPM giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,17%), còn 34.500 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 2,8 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 17,69% tổng khối lượng toàn thị trường). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 38,00% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như DTT, BTC, SJ1, BAS lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là LCG với mức tăng 5,00% lên 42.000 đồng (tăng 2.000 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 215 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,88%, mã HSI đóng cửa chỉ còn 11.700 đồng/cổ phiếu (giảm 600 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 27 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 119.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 31 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, SFC là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 2.400 đồng xuống còn 47.600 đồng/cổ phiếu, với 990 cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 2 mã tăng giá, 1 mã giảm sàn và 1 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 3.900 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 100 đồng (tương đương 1,32%), đạt 7.700 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 2,50%), đạt 4.100 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,70%), chỉ còn 3.600 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 63 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.727.920 đơn vị, bằng 12,20% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PPC được họ mua vào nhiều nhất với 269.750 đơn vị, chiếm 65,31% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như PVF (218.200 đơn vị), KDC (206.220 đơn vị), VFMVF1 (115.110 đơn vị) và HSG (112.950 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là MCP (705,73%), PAC (99,62%), SGH (99,51%), SGT (89,08%) và HDC (87,72%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

STB

   18.400

      -  

0,00%

  2.809.910

PVD

   85.000

  3.000

3,66%

  1.047.520

VNE

    7.700

    300

4,05%

   607.970

SSI

   28.800

   (500)

-1,71%

   490.670

FPT

   50.000

   (500)

-0,99%

   426.080

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

LCG

   42.000

  2.000

5,00%

   214.730

VPK

    8.500

    400

4,94%

      4.510

IMP

   75.000

  3.500

4,90%

      3.530

VSC

   45.700

  2.100

4,82%

    22.850

ALT

   19.900

    900

4,74%

      1.310

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

HSI

   11.700

   (600)

-4,88%

    27.060

DPC

    9.900

   (500)

-4,81%

      1.990

SFC

   47.600

 (2.400)

-4,80%

       990

DPM

   34.500

 (1.500)

-4,17%

   354.930

SFN

    9.300

   (400)

-4,12%

      1.440