Nhà đầu tư hàng hóa: Sẵn sàng cho những cơ hội mới

Nhà đầu tư hàng hóa: Sẵn sàng cho những cơ hội mới

(ĐTCK) Sau gần 1 năm tái hoạt động, thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam ghi nhận những bước tăng trưởng tích cực và được nhiều nhà đầu tư đón nhận.

Bên cạnh thể hiện vai trò liên thông, hỗ trợ đắc lực cho nhiều nhà xuất nhập khẩu quốc tế, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cũng thể hiện rõ vai trò phòng ngừa rủi ro khi kênh đầu tư này giúp bù trù hoạt động lãi/lỗ trên thị trường vật chất, giúp cho các nhà xuất nhập khẩu bảo toàn được nguồn vốn của mình.

Với đặc trưng phụ thuộc hoàn toàn vào kỳ vọng của nhà đầu tư và diễn biến vận động của thị trường hàng hóa vật chất như nông sản, kim loại, nguyên liệu, cơ chế mở vị thế mua (long) và bán (short) đảm bảo cho các thành viên tham gia thị trường đạt được doanh số lợi nhuận ngay cả trong thời điểm giá bán trên thị trường vật chất sụt giảm, điều mà trước đây các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam không thể làm được.

Để có được điều này, giống các Sở Giao dịch hàng hóa đang hoạt động trên thế giới như CME, ICE hay TOCOM, thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam được hỗ trợ bởi tỷ lệ đòn bẩy cao và cơ chế hạch toán lãi lỗ trong phiên.

Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ đạo khiến thị trường phái sinh hàng hóa hấp dẫn nhà đầu tư là được phép bán khống các hợp đồng tương lai. Đây cũng là điểm đặc trưng của phái sinh tại hầu hết quốc gia trên thế giới, không riêng gì Việt Nam.

Nhà đầu tư hàng hóa: Sẵn sàng cho những cơ hội mới ảnh 1

Đối với khu vực châu Á, có thêm một đặc điểm khác biệt, đó là hơn 90% các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường (khẩu vị ưa mạo hiểm, ngắn hạn, chủ yếu giao dịch). Trong khi ở khu vực châu Âu, nhiều NĐT tổ chức sử dụng phái sinh như công cụ phòng vệ - lý giải vì sao thanh khoản phái sinh trên thị trường châu Âu kém hơn so với các thị trường ở châu Á, và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.

Thực tế, số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa cho thấy, sau khi đi vào vận hành, rất nhiều nhà đầu tư đã thực sự chú ý và dành thời gian trang bị cả về kiến thức cũng như nguồn lực tài chính và phương thức giao dịch trên thị trường hàng hóa. Nhờ đó, đạt được nhiều giá trị và lợi ích khi tiến hành giao dịch hàng hóa trên sàn.

(Clip hướng dẫn đăng nhập)

Trong khi đó, đối với các nhiều nhà sản xuất cũng nhận thấy rõ hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch hàng hóa đã giúp các doanh nghiệp, người sản xuất có được công cụ bảo hiểm giá nhằm giảm thiểu được các rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh như sự rớt giá của cà phê, cao su, xăng dầu,…

Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam và cho phép liên thông, kết nối với các sàn giao dịch hàng hóa nước ngoài sẽ tạo đông lực phát triển cho các DN trong nước sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa và giảm thiểu biến động về giá.

Tất nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng so với các mô hình đầu tư khác như chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh, mức độ tham gia đối với thị trường hàng hóa phái sinh còn nhiều hạn chế, trong đó là vấn đề tiếp cận thông tin từ phía nhà sản xuất, nhà đầu tư còn chưa thực sự phổ biến.

Bên cạnh đó, do mô hình còn khá mới mẻ nên Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp bên cạnh các sản phẩm hợp đồng giao dịch vẫn cần thời gian để phong phú, đa dạng hơn nhằm đáp ứng được các yêu cầu tốt hơn đối với các nhà đầu tư.

(clip hướng dẫn đặt lệnh)

Tuy nhiên, đòi hỏi thị trường mới hơn nửa năm tuổi phải vận hành chuyên nghiệp là điều khó thực hiện và những điểm tồn tại cũng là cơ hội để đưa ra điều chỉnh cho phù hợp. Sau khi đã cơ bản hoàn tất các hạ tầng công nghệ cũng như các trung gian thanh toán với ngân hàng BIDV, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ tiếp tục bổ sung thêm các dịch vụ mới, từ đó phát huy tối đa vai trò trung gian để kết nối thị trường hàng hóa trong nước và quốc tế.

Tin bài liên quan