Thị trường tài chính 24h: Giá vàng quay đầu giảm mạnh vào cuối ngày

Thị trường tài chính 24h: Giá vàng quay đầu giảm mạnh vào cuối ngày

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index hồi phục gần 20 điểm; Tín dụng “không bình thường”; Cổ phiếu khu công nghiệp tăng sức hút; MSVN: Yếu tố tỷ giá khá bất lợi trong trung hạn; OPEC dự báo nhu cầu sử dụng dầu mỏ tăng mạnh trong mùa Hè này…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 12/4 tăng 600.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã quay đầu giảm 500.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 82,50 – 84,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 38,4 USD lên 2.372,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và lên gần 2.340 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,83 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 12/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.082 đồng/USD, tăng 36 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.840 – 25.180 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ lên 69.800 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục đi lên và chạm 71.000 USD, trước khi lùi về gần 70.200 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,96 USD (+1,13%), lên 85,98 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,85 USD (+0,95%), lên 90,57 USD/thùng.

VN-Index hồi phục mạnh

VN-Index tương đối khó nhọc trong phiên sáng khi chỉ tăng nhẹ, dù thanh khoản có tín hiệu cải thiện đáng kể.

Nhưng dòng tiền tiếp tục tham gia sôi động hơn trong phiên chiều giúp sắc xanh nở rộ. Trong đó, nhóm ngân hàng vẫn đóng vai trò là tiên phong dẫn đường, giúp VN-Index bật tăng gần 20 điểm lên trên 1.275 điểm khi đóng cửa, với thanh khoản tăng vọt lên mức cao nhất trong tuần và lấy lại mức gần 1 tỷ USD.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 16,61 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng 153,96 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 12/4: VN-Index tăng 18,4 điểm (+1,46%), lên 1.276,6 điểm; HNX-Index tăng 2,27 điểm (+0,95%), lên 241,34 điểm; UPCoM-Index tăng 0,29 điểm (+0,32%), lên 91,21 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Các chỉ số chứng khoán Mỹ hầu như đã hồi phục trong phiên thứ Năm (11/4), với các cổ phiếu liên quan đến công nghệ dẫn đầu và dữ liệu kinh tế mới nhen nhóm hy vọng rằng lạm phát vẫn đang trong xu hướng hạ nhiệt.

Theo đó, các cổ phiếu Nvidia tăng 4,1%, Amazon và Netflix tăng 1,7%, cổ phiếu Alphabet (Google) tăng hơn 2%. Ngoài ra, cổ phiếu Apple tăng 4,3%.

Dữ liệu mới cho thấy, chỉ số giá sản xuất (PPI) đã tăng 0,2% trong tháng 3 so với tháng 2, thấp hơn mức dự báo tăng 0,3% mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones.

Kết thúc phiên 11/4: Chỉ số Dow Jones giảm 2,43 điểm (-0,00%), xuống 38.459,08 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 38,42 điểm (+0,74%), lên 5.199,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 271,84 điểm (+1,68%), lên 16.442,20 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nhích nhẹ, khi các cổ phiếu liên quan đến chip theo chân các đồng nghiệp trên Phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,21% lên 39.523,55 điểm và tăng 1,41% trong tuần. Chỉ số Topix tăng 0,46% lên 2.759,64 điểm và tăng 2,11% trong tuần.

Cổ phiếu liên quan đến chip của Nhật Bản tăng, với Tokyo Electron và Lasertec tăng 1,49% và 2,97%, Advantest tăng 0,87%.

Đáng chú ý là cổ phiếu nhà phát triển bất động sản Mitsui Fudosan tăng 7,82% tăng mạnh nhất trên Nikkei 225, sau khi công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu trị giá 40 tỷ yên (261,22 triệu USD).

Các cổ phiếu cùng ngành cũng tăng với Tokyo Tatemono và Mitsubishi land tăng lần lượt 7,61% và 6,92%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm giảm, khi các nhà đầu tư thu hẹp đặt cược cho một loạt các đợt cắt giảm lãi suất của Mỹ trong năm nay.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,49% xuống 3.019,47 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,81% xuống 3.475,84 điểm.

Những người tham gia thị trường đang chờ đợi dữ liệu thương mại của Trung Quốc trong tháng 3 sẽ được công bố vào cuối ngày và dự báo sẽ giảm, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy.

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc sẽ đảm bảo "sự phát triển chất lượng cao" của các công ty niêm yết, trấn áp việc bán cổ phiếu bất hợp pháp và tăng cường giám sát việc chi trả cổ tức. Đồng thời, cũng sẽ thúc đẩy sự gia nhập của các quỹ trung và dài hạn vào thị trường, tuyên bố cho biết.

Các biện pháp này được đưa ra khi thị trường chứng khoán đã phải vật lộn phục hồi, với chỉ số CSI 300 giảm phiên thứ bảy vào thứ Sáu.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi các nhà giao dịch dịch hoảng sợ trước triển vọng không cắt giảm lãi suất sớm của Mỹ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,18% xuống 16.721,69 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,07% xuống 5.879,58 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, bị kéo xuống bởi cổ phiếu tài chính, trong khi các nhà giao dịch thận trọng trước quyết định không thay đổi lãi suất của ngân hàng trung ương.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 25,14 điểm, tương đương 0,93%, xuống 2.681,82 điểm.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong 15 năm, do lạm phát dai dẳng và tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ khiến các nhà hoạch định chính sách có lý do để không nới lỏng chính sách tiền tệ.

Chỉ số tài chính chính giảm 1,68% tạo áp lực lớn nhất đến chỉ số hôm nay.

Kết thúc phiên 12/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 80,92 điểm (+0,21%), lên 39.523,55 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 14,77 điểm (-0,49%), xuống 3.019,47 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 373,34 điểm (-2,18%), xuống 16.721,69 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 25,14 điểm (-0,93%), xuống 2.681,82 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tín dụng “không bình thường”

Ông Suan Teck Kin, Giám đốc điều hành Khối Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB cho rằng, tăng trưởng tín dụng thấp hiện nay cần có thời gian để trở lại trạng thái bình thường, dù nền kinh tế hiện có nhiều tín hiệu tích cực..>> Chi tiết

- Cổ phiếu khu công nghiệp tăng sức hút

Làn sóng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh, hạ tầng giao thông được đẩy mạnh đầu tư giúp các doanh nghiệp cho thuê khu công nghiệp hưởng lợi..>> Chi tiết

- MSVN: Yếu tố tỷ giá khá bất lợi trong trung hạn, cần theo dõi thị trường thận trọng đến tháng 6

MSVN nhận thấy một số yếu tố gây áp lực lên tỷ giá ngoại tệ và triển vọng trở nên không chắc chắn, do đó cần theo dõi thị trường một cách thận trọng hơn cho đến tháng 6..>> Chi tiết

- OPEC dự báo nhu cầu sử dụng dầu mỏ tăng mạnh trong mùa Hè này

OPEC cho rằng vào mùa Hè nhu cầu nhiên liệu máy bay/dầu hỏa toàn cầu sẽ tăng 600.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, xăng tăng 400.000 thùng/ngày và dầu diesel tăng 200.000 thùng/ngày..>> Chi tiết

Tin bài liên quan