Thị trường tài chính 24h: Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dần khởi sắc trong nửa cuối năm

Thị trường tài chính 24h: Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dần khởi sắc trong nửa cuối năm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng nhẹ; Chất lượng tài sản của các ngân hàng vẫn là điểm đáng lưu ý; Tìm chiến thuật yên tâm đón Tết; Kỳ vọng leo dốc nửa cuối năm 2024; Giá dầu sẽ được “kìm chân”, nguồn cung thiết lập kỷ lục mới…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 6/2 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 76,30 – 78,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 14,8 USD xuống 2.024,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng nhẹ lên trên 2.025 USD, nhưng đã để mất ngưỡng này vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,54 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.964 đồng/USD, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.190 – 24.530 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm xuống 42.700 USD thì sang phiên hôm nay đã hồi phục và có thời điểm vượt 43.000 USD, trước khi quay trở lại 42.700 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,16 USD (+0,22%), lên 72,94 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,25 USD (+0,32%), lên 78,24 USD/thùng.

VN-Index nhích nhẹ

Sau phiên sáng nhích nhẹ với ít điểm nhấn, thị trường bước vào phiên chiều đã dần đuối sức khi lực bán dâng cao ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, khiến VN-Index đuối sức và có thời điểm chớm đỏ trước khi bật trở lại, nhưng sức bật cũng chỉ đủ giúp chỉ số tăng nhẹ và giằng co trong phần còn lại của phiên.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 16,75 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 478,22 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 6/2: VN-Index tăng 2,42 điểm (+0,20%), lên 1.188,48 điểm; HNX-Index tăng 0,35 điểm (+0,15%), lên 230,63 điểm; UpCoM-Index tăng 0,34 điểm (+0,38%), lên 88,86 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Hai (5/2), sau khi Fed báo hiệu chưa thể giảm ngay lãi suất trong tháng 3.

Trong cuộc phỏng vấn trên kênh CBS hôm 4/2, Chủ tịch Fed, ông Jerome nhận xét kinh tế Mỹ hiện vững mạnh và Fed có thể giảm lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, việc này khó diễn ra vào tháng 3 như Wall Street kỳ vọng.

Fed đã nâng lãi suất 11 lần kể từ tháng 3/2022 để kiềm chế lạm phát. Lãi suất tham chiếu tại đây hiện vào khoảng 5,25-5,5%.

Kết thúc phiên 5/2: Chỉ số Dow Jones giảm 274,30 điểm (-0,71%), xuống 38.380,12 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 15,80 điểm (-0,32%), xuống 4.942,81 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 31,28 điểm (-0,20%), xuống 15.597,68 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các nhà đầu tư chốt lời những cổ phiếu đã bật tăng cao gần đây.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,53% xuống 36.160,66 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,68% xuống 2.539,25 điểm.

Với mùa báo cáo kết quả kinh doanh của Nhật Bản đang diễn ra cao điểm và các nhà đầu tư định giá các tích cực nhờ các báo cáo doanh thu vượt kỳ vọng.

Nhà sản xuất ô tô Toyota Motor nằm trong số một loạt các công ty công bố kết quả kinh doanh quý III và nâng dự báo lợi nhuận hoạt động cả năm lên gần 9%. Cổ phiếu Toyota Motor tăng 4,78%.

Các cổ phiếu khác có kết quả tài chính tích cực bao gồm Mitsubishi Heavy Industries Ltd, tăng 6,43%, Nippon Electric Glass Co Ltd tăng 5,88% và Nissui Corp tăng 5,57%.

Ở chiều ngược lại, Omron Corp, giảm 15,27%, tiếp theo là Pacific Metals Co Ltd giảm 10,07% và dịch vụ giao hàng Yamato Holdings Co Ltd mất 7,28%.

Chứng khoán Trung Quốc có phiên tăng mạnh nhất trong hai năm, nhờ một loạt tín hiệu cho thấy các nhà chức trách đang quyết tâm hỗ trợ thị trường sụt giảm.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 3,23% lên 2.789,49 điểm, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2022. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 3,48% lên 3.311,69 điểm.

Sự phục hồi diễn ra sau khi các chỉ số chính giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm trong những phiên gần đây, do những tín hiệu ảm đạm về nền kinh tế và thiếu các biện pháp kích thích chính sách mạnh mẽ.

Bloomberg News đưa tin Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thảo luận về thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn với các cơ quan quản lý tài chính. Các nhà quản lý cũng công bố hạn chế hơn nữa đối với việc bán khống và các nhà đầu tư nhà nước cho biết họ đang lên kế hoạch mua nhiều cổ phiếu hơn.

"Tin tức bất ngờ này là một tín hiệu khác cho thấy bản thân ông Tập đang xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc", Khoon Goh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á tại ANZ cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông cũng nhảy vọt sau tin tức trên với nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn đầu.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 4,04% lên 16.136,87 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 4,91% lên 5.473,75 điểm.

Chỉ số ngành công nghệ vọt 6,8%, mức tăng lớn nhất trong hơn một năm, với Alibaba và JD.com nằm trong số những cổ phiếu có hiệu suất cao nhất với mức tăng lớn hơn 7,5%.

Các cổ phiếu bất động sản cũng đua nhau tăng, với Nhà phát triển Longfor tăng 10% cũng như bộ phận dịch vụ bất động sản của Country Garden cũng vọt hơn 10%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp của Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương để thảo luận về các sáng kiến chính sách dài hạn để giải quyết tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 15,11 điểm, tương đương 0,958%, xuống 2.576,20 điểm.

Kết thúc phiên 6/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 193,50 điểm (-0,53%), xuống 36.160,66 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 87,30 điểm (+3,23%), lên 2.789,49 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 626,86 điểm (+4,04%), lên 16.136,87 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 15,11 điểm (-0,58%), xuống 2.576,20 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Chất lượng tài sản của các ngân hàng vẫn là điểm đáng lưu ý

Đó là nhận xét của bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán MB (MBS) về bức tranh kết quả kinh doanh năm 2023 của các ngân hàng thương mại..>> Chi tiết

- Tìm chiến thuật yên tâm đón Tết

Giai đoạn trước kỳ nghỉ Tết Âm lịch, thị trường thường ít có các cơ hội “lướt sóng”. Giao dịch ngắn hạn trên nền thanh khoản thấp hiện tại tiềm ẩn rủi ro cao, đòi hỏi phải chọn lọc cổ phiếu kỹ lưỡng hơn..>> Chi tiết

- Kỳ vọng leo dốc nửa cuối năm 2024

Ở cả góc độ chuyên gia và các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực đều cho rằng, hoạt động sản xuất - kinh doanh nửa đầu năm 2024 vẫn chưa hết khó khăn, nhưng sau đó sẽ dần khởi sắc..>> Chi tiết

- Giá dầu sẽ được “kìm chân”, nguồn cung thiết lập kỷ lục mới

Giá dầu thô thế giới được dự báo sẽ không biến động mạnh và ổn định quanh mốc 82 USD/thùng nhờ nguồn cung lập kỷ lục mới..>> Chi tiết

Tin bài liên quan