Thị trường tài chính 24h: Nhiều nhận định khả quan cho chứng khoán năm 2023

Thị trường tài chính 24h: Nhiều nhận định khả quan cho chứng khoán năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index đảo chiều tăng; Khó giảm lãi vay trong nửa đầu năm; Giải chấp, chuyện bây giờ mới kể; Thị trường chứng khoán: Tàu lượn không dành cho người yếu tim; Chọn "ngựa đua" tiềm năng trong hành trình hồi phục; Chi phí thương mại hàng hóa tăng cao trên toàn cầu...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 31/1 không đổi chiều mua nhưng tăng 400.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã giảm thêm 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 66,20 – 67,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 4,6 USD xuống 1.922,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục giảm và về gần 1.900 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,50 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 31/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.609 đồng/USD, giảm 2 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.280 – 23.620 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 23.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm và về gần 22.900 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,15 USD (-1,48%), xuống 76,75 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,16 USD (-1,37%), xuống 83,74 USD/thùng.

VN-Index đảo chiều tăng

Nhịp điều chỉnh tiếp diễn từ sớm và VN-Index ngày một đuối sức trước sức ép của dòng bank.

Những tưởng thị trường sẽ có thêm một phiên giảm thì VN-Index đã đảo chiều ngoạn mục trong phiên chiều khi dòng tiền dồn dập chảy vào các cổ phiếu ngân hàng, giúp nhóm này đồng loạt quay đầu tăng điểm, kéo VN-Index tăng một mạch qua tham chiếu và kết phiên ở mức cao nhất ngày vượt 1.111 điểm.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 74.070 đơn vị, giá trị là bán ròng 117,51 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 31/1: VN-Index tăng 8,61 điểm (+0,78%), lên 1.111,18 điểm; HNX-Index tăng 1,65 điểm (+0,65%), lên 219,27 điểm; UPCoM-Index tăng 0,44 điểm (+0,58%), lên 75,84 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm trong phiên ngày thứ Hai (30/1), khi giới đầu tư thận trọng trước khả năng nâng lãi suất từ của Fed và chuẩn bị cho mùa báo cáo kết quả kinh doanh.

Fed được cho là đã tăng lãi suất thêm 0,25% trong cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào thứ Tư, sau đó là bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell, sẽ được xem xét kỹ lưỡng về bất kỳ dấu hiệu về các đợt tăng lãi suất trong tương lai.

Về mùa báo cáo kết quả kinh doanh, đến nay đã có 107 công ty thuộc S&P 500 dự kiến ​​sẽ báo cáo kết quả kinh doanh quý cuối năm 2022, bao gồm các tên tuổi lớn như Apple, Amazon.com, Alphabet và Meta Platforms Inc.

Kết thúc phiên 30/1, chỉ số Dow Jones giảm 260,99 điểm (-0,77%), xuống 33.717,09 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 52,79 điểm (-1,30%), xuống 4.017,77 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 227,90 điểm (-1,96%), xuống 11.393,81 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi giới đầu tư tiếp tục tỏ ra thận trọng trước cuộc họp chính sách của Fed và kết quả kinh doanh phân hóa của các doanh nghiệp trong nước.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,39% xuống 27.327,11 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,36% xuống 1.975,27 điểm.

Shoichi Arisawa, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư tại IwaiCosmo Securities, cho biết: “Các nhà đầu tư đang thận trọng trước FOMC và dữ liệu việc làm của Mỹ. Trong khi cao điểm của mùa thu báo cáo kết quả kinh doanh Nhật Bản, các nhà đầu tư tập trung vào các cổ phiếu riêng lẻ hơn là diễn biến chung các chỉ số, đó là lý do tại sao thị trường không có xu hướng rõ rệt”.

Phiên này, cổ phiếu ngành ngân hàng mất 2,28% trở thành ngành tồi tệ nhất trong 33 chỉ số phụ trên thị trường, tiếp theo là ngành khai thác dầu mỏ mất 1,83%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà đầu tư chốt lời sau một đợt phục hồi mạnh mẽ được thúc đẩy bởi dòng vốn nước ngoài chảy vào trong tháng kỷ lục vừa qua.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,42% xuống 3.255,67 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,06% xuống 4.156,86 điểm. Tuy nhiên, trong tháng 1 này CSI300 đã tăng 7,4%.

“Sự điều chỉnh của thị trường cũng có thể được kích hoạt bởi các dấu hiệu của cuộc chiến công nghệ Trung-Mỹ đang leo thang và tâm lý sợ rủi ro trước quyết định lãi suất của Mỹ trong tuần này”, Morgan Stanley cho biết.

Bất chấp kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chứng kiến ​​141,3 tỷ nhân dân tệ (20,92 tỷ USD) được mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài thông qua Stock Connect vào tháng 1, dòng tiền vào hàng tháng lớn nhất được ghi nhận.

Chứng khoán Hồng Kông cũng đã giảm do lực bán chốt lời, khi chỉ số chính đã tăng hơn 10% trong tháng qua.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,03 xuống 21.842,33 điểm, nhưng trong tháng 1 tăng 10,4%. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,95% xuống 7.424,92 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi giới đầu tư thận trọng trước cuộc họp của Fed trong tuần này và kết quả kinh doanh sụt giảm của Samsung Electronics.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 25,39 điểm, tương đương 1,04% xuống 2.425,08 điểm.

Nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 2,69% và công ty cùng ngành SK Hynix mất 2,98%, cả hai đều ghi nhận mức giảm lớn nhất trong hơn 2 tháng.

Samsung Electronics đã công bố lợi nhuận trước thuế trong giai đoạn từ tháng 10-12/2022 giảm 69% so với cùng kỳ năm trước xuống mức 4.300 tỷ won (3,49 tỷ USD), thấp nhất trong 8 năm.

Đây là mức lợi nhuận trước thuế tính theo quý thấp nhất của Samsung Electronics tính từ quý III/2014 và thấp hơn 18,6% so với mức trung bình ước tính của công ty dữ liệu tài chính Yonhap Infomax.

Kết thúc phiên 31/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 106,29 điểm (-0,39%), xuống 27.327,11 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 13,65 điểm (-0,42%), xuống 3.255,67 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 227,40 điểm (-1,03%), xuống 21.842,33 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 25,39 điểm (-1,04%), xuống 2.425,08 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Khó giảm lãi vay trong nửa đầu năm

Mặc dù lãi suất tiết kiệm hạ nhiệt sau khi các nhà băng cam kết với Hiệp hội Ngân hàng, song lãi suất cho vay bao giờ cũng có độ trễ nhất định..>> Chi tiết

- Chọn "ngựa đua" tiềm năng trong hành trình hồi phục

Khả quan, triển vọng, chuyển động tích cực… là nhận định chung của nhiều chuyên gia về kinh tế và thị trường chứng khoán năm 2023..>> Chi tiết

- Giải chấp, chuyện bây giờ mới kể

Lo lắng nhất của công ty chứng khoán khi buộc phải kích hoạt lệnh bán giải chấp (force sell) trong giai đoạn tháng 11/2022 chính là “mất vốn, âm vốn” bởi tình trạng “trắng bên mua”..>> Chi tiết

- Thị trường chứng khoán: Tàu lượn không dành cho người yếu tim

Tham gia thị trường chứng khoán, mục tiêu hàng đầu của nhà đầu tư là kiếm lời. Nhưng trên thực tế, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã bị thị trường “vạc đến tận xương”, đặc biệt là những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm..>> Chi tiết

- Chi phí thương mại hàng hóa tăng cao trên toàn cầu

Lãi suất cao, giá cả không ổn định và xung đột Nga-Ukraine đã khiến việc tài trợ cho thương mại hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, buộc lĩnh vực này phải tìm kiếm thêm từ 300 - 500 tỷ USD vốn lưu động để duy trì việc vận chuyển nguyên liệu thô trên khắp thế giới..>> Chi tiết

Tin bài liên quan