Công viên Thuỷ Tiên bỏ hoang từ hơn 10 năm nay

Công viên Thuỷ Tiên bỏ hoang từ hơn 10 năm nay

Thừa Thiên Huế tiếp tục rao bán tài sản công viên nước Thuỷ Tiên

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thừa Thiên Huế đang tổ chức đấu giá nhiều tài sản của Công ty TNHH Haco Huế tại Trung tâm vui chơi giải trí Hồ Thuỷ Tiên.

Sau nhiều năm thông báo bán đấu giá nhiều tài sản trên đất tại Trung tâm vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên (TP Huế) nhưng vẫn chưa có người mua, mới đây, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục thông báo bán đấu giá nhiều tài sản tại công viên nước bỏ hoang Hồ Thuỷ Tiên.

Theo đó, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị đang phối hợp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế, tổ chức đấu giá nhiều tài sản của Công ty TNHH HACO Huế tại Trung tâm vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên (địa chỉ ở thôn Cư Chánh 1, xã Thủy Bằng, Thành phố Huế).

Những tài sản này bao gồm sân nền khu vực cổng và bãi đậu xe, đường dạo ven hồ và hai cầu vòm, cổng chính, quảng trường trung tâm, thủy cung, sân vườn bờ kè hai cống thoát, khu biểu diễn ngoài trời, trò chơi trên hồ, nhà hàng tranh, hệ thống điện, trồng cây.

Trong thông báo của cơ quan chức năng, giá khởi điểm tài sản là 2.971.443.245 đồng (Chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng đối với tài sản, chưa bao gồm lệ phí trước bạ chuyển quyền sở hữu tài sản, ngoài ra các chi phí khác có liên quan đến tài sản do người trúng đấu giá có trách nhiệm chi trả).

Trước đó (tháng 8/2021), số tài sản trên đất tại Trung tâm vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên này đã được Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo bán đấu giá với giá khởi điểm 3.422.240.318 đồng. Bước giá 30 triệu đồng.

Được biết, Khu vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) được đầu tư bởi Công ty Du lịch Cố Đô, sử dụng vào năm 2004 khi chưa hoàn thiện, với số vốn hơn 70 tỷ đồng. Nhà đầu tư đã cho xây dựng khu du lịch thủy cung, hệ sinh thái đa dạng, phong phú từ các loài cá đầy sắc màu ấn tượng đến những loài bò sát quý hiếm, sân khấu nhạc nước với sức chứa 2.500 chỗ ngồi, hệ thống 20 phòng ngủ cao cấp nằm đan xen trên các triền đồi.

Do đầu tư dang dở nên công trình hoạt động kém hiệu quả, không thu hút được du khách. Năm 2008, Công ty Du lịch Cố đô đã chuyển nhượng cho Công ty TNHH Haco Huế. Công ty TNHH Haco Huế đã thiết kế lại dự án với tổng kinh phí dự kiến đầu tư tiếp tục là 270 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ đó đến nay, công trình vẫn dậm chân tại chỗ, tất cả các hạng mục bị bỏ hoang, gia súc vào gặm cỏ, phóng uế.

Tin bài liên quan