VietinBank tiếp tục đóng góp tích cực và đi đầu trong công tác an sinh xã hội, gắn kết cộng đồng thông qua việc đã và đang dành kinh phí gần 300 tỷ đồng cho công tác tài trợ an sinh xã hội trong năm 2022.

VietinBank tiếp tục đóng góp tích cực và đi đầu trong công tác an sinh xã hội, gắn kết cộng đồng thông qua việc đã và đang dành kinh phí gần 300 tỷ đồng cho công tác tài trợ an sinh xã hội trong năm 2022.

VietinBank (CTG) đang là ngân hàng dẫn đầu trong cho vay hỗ trợ lãi suất

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sáng nay (ngày 8/1/2023), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã chứng khoán CTG) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng, hoạt động kinh doanh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, trong năm 2022, Đảng ủy, HĐQT đã phê duyệt và chỉ đạo triển khai quyết liệt những giải pháp thúc đẩy kinh doanh theo các chủ điểm trọng tâm. Trong quá trình thực hiện, Đảng ủy, HĐQT VietinBank luôn lắng nghe ý kiến, đề xuất của các cấp, từ đó đưa ra các giải pháp, khơi thông các điểm nghẽn về cơ chế chính sách. Đồng thời, phân bổ nguồn lực vào các nhiệm vụ trọng tâm, nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện có kết quả kế hoạch ĐHĐCĐ và NHNN giao.

Cụ thể, VietinBank đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào 5 lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích. Ngoài ra, các chương trình, chỉ đạo hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ và NHNN cũng được triển khai quyết liệt, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu tại từng Chi nhánh. Hiện tại, VietinBank là ngân hàng có dư nợ và số tiền lãi theo chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31 và Thông tư 03 đứng đầu toàn hệ thống ngân hàng với dư nợ hỗ trợ lãi suất gần 9.000 tỷ đồng.

“VietinBank cũng đã triển khai các chương trình ưu đãi giảm lãi suất, duy trì mặt bằng lãi suất cho vay trong nhóm thấp nhất thị trường”, ông Trần Minh Bình nói.

Liên quan đến vấn đề tăng trưởng tín dụng, Chủ tịch VietinBank cho biết, Ngân hàng đã chọn lọc gắn liền với tăng trưởng theo ngành nghề, địa bàn có tiềm năng. Chuyển dịch cơ cấu tích cực, hiệu quả, đẩy mạnh phát triển phân khúc bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, nguồn vốn, CASA tăng trưởng tích cực so với thị trường và Ngân hàng đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu thu nhập thông qua các giải pháp tài chính toàn diện, trọn gói, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

“Thu hồi nợ xử lý rủi ro rất tích cực với kết quả thu hồi nợ gốc lãi xử lý rủi ro gần 5.800 tỷ đồng, tăng hơn 60% so với số thu năm 2021”, ông Trần Minh Bình thông tin.

Chủ tịch HĐQT VietinBank Trần Minh Bình cho biết, trong quý IV/2022, VietinBank đã được phê duyệt giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2021 để tăng vốn, tạo điều kiện để nâng cao nguồn lực tài chính để phát triển hoạt động kinh doanh bền vững.
Chủ tịch HĐQT VietinBank Trần Minh Bình cho biết, trong quý IV/2022, VietinBank đã được phê duyệt giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2021 để tăng vốn, tạo điều kiện để nâng cao nguồn lực tài chính để phát triển hoạt động kinh doanh bền vững.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2022 của VietinBank ước đạt 20,5 nghìn tỷ đồng, bám sát mục tiêu kế hoạch kinh doanh trung hạn 2021 – 2023 và hoàn thành mục tiêu kế hoạch ĐHĐCĐ giao trong năm 2022. Bên cạnh đó, quản trị rủi ro hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp (~1,2%), tỷ lệ bao nợ xấu tăng lên mức 190%. Quản trị chi phí hoạt động theo hướng tập trung dành nguồn lực cho các khoản chi phí phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tỷ lệ CIR được kiểm soát, tiếp tục duy trì ở mức dưới 30%.

“Bám sát các mục tiêu trong Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay, tại VietinBank, 63% nghiệp vụ ngân hàng trọng yếu đã có thể thực hiện hoàn toàn trên kênh số, vượt mục tiêu theo Kế hoạch chuyển đổi số đến 2025 của ngành ngân hàng”, Chủ tịch VietinBank thông tin.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc NHNN cho rằng, với vai trò là ngân hàng thương mại nhà nước lớn, VietinBank đã giữ vững vai trò của mình trong hệ thống ngân hàng khi đạt được rất nhiều chỉ số quan trọng về tăng trưởng tổng tài sản, huy động vốn, chuyển dịch cơ cấu vốn theo đúng định hướng của NHNN giao cho. Đặc biệt, là Ngân hàng duy trì lãi suất và cho vay thấp trên thị trường trong bối cảnh xu hướng lãi suất tăng cao trong hệ thống ngân hàng.

Phó Thống đốc cũng cho biết, rất ấn tượng con số đạt được trong năm 2022 như tăng cao thu hồi xử lý nợ xấu 60% so với năm 2021 với con số khoảng 5.800 tỷ đồng, trích lập tỷ lệ dự phòng rủi ro 159% cho thấy sức mạnh tài chính của VietinBank. Bên cạnh đó, VietinBank đã triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh như cơ cấu nợ cho 1.200 khách hàng với dư nợ 51 ngàn tỷ đồng và là Ngân hàng thực hiện tốt nhất gói hỗ trợ lãi suất 2%. Đặc biệt, là một trong những ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi số như 63% nghiệp vụ trọng yếu thực hiện hoàn toàn trên kênh số; 97% giao dịch cá nhân trên số…

"Những số liệu trên cho thấy vai trò đi đầu trong ngành ngân hàng của VietinBank”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Về định hướng trong năm 2023, Phó Thống đốc chỉ đạo, VietinBank cần điều hành hài hòa hợp lý tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu NHNN giao và theo thực tế hấp thụ của nền kinh tế. Thực hiện nghiêm việc trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu; tiết giảm chi phí, tạo nguồn lực hỗ trợ cho nền kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số tuy nhiên cũng cần quan tâm đến giải pháp an toàn cho khách hàng trước những nguy cơ từ môi trường mạng...

“Thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của Ngân hàng theo quy chế; xây dựng kế hoạch 2023 và kế hoạch tài chính phù hợp. Đẩy mạnh xử lý các vấn đề tồn tại và tiếp tục phát huy vai trò an sinh xã hội, góp phần nâng cao vị thế của ngành”, Phó Thống đốc nói.

Tin bài liên quan