Các yếu tố cơ bản
Trong khi đó, NHNN tiếp tục duy trì lượng dự trữ 9 tỷ USD. Theo các chuyên gia kinh tế, đó 6 tỷ USD là nguồn vốn FII từ các quỹ tài chính và nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Trong khi room dành cho nhà ĐTNN của những doanh nghiệp (DN) tốt đã hết, cộng thêm chủ trương không mở room, nguồn vốn dồi dào này sẽ tiếp tục được lưu trữ tại các ngân hàng và chờ đợi những đợt IPO lớn. Tất nhiên, lượng vốn FII sẽ không dừng ở đây, ước tính sẽ tiếp tục chảy vào khoảng 3 - 4 tỷ USD nữa từ nay đến cuối năm.
Điều đó cho thấy, nguồn vốn dành cho đầu tư chứng khoán đang rất dư dả và chúng tôi luôn kỳ vọng sự phát triển mạnh của thị trường VN trong thời gian tới. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quên rằng, CPI và lạm phát đã và sẽ luôn là một trong những yếu tố thường trực cản trở sự tăng trưởng và phát triển này.
Sàn TP. HCM
![]() |
Các yếu tố kỹ thuật
Ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ không thay đổi, tương ứng là 1.113 điểm và 980 điểm. Từ đầu tháng 10 và trong suốt cả tuần qua, thị trường dao động trong kênh xu hướng giảm giá. Nhiều khả năng xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Sau khi đi ngang hơn 1 tuần giữa tháng 10, dải Bollinger Bands thu hẹp lại, báo hiệu sự dao động với biên độ nhỏ của VN-Index, nay lại có xu hướng mở nhẹ và hướng xuống dưới. Điều này hàm ý rằng, xu hướng giảm giá trong trung hạn của VN-Index đang được cảnh báo.
Hai đường MA tiếp tục duy trì thế chuyển động trên đường giá. Khoảng cách giữa hai đường này đang được mở rộng cho thấy, xu hướng giảm giá nhiều khả năng còn tiếp tục cho đến khi có những tín hiệu rõ ràng hơn.
Trong suốt tháng 10 vừa qua, chỉ số RSI thể hiện sự phân kỳ với xu hướng của giá. Điều này cho thấy, sức cầu đang giảm dần, đồng thời người mua không còn đặt nhiều sự quan tâm đến thị trường so với thời điểm trước đó.
Chỉ số Stochastic thể hiện thị trường đang rơi vào trạng thái bán quá nhiều (oversold) khi chỉ số này đã đi xuống dưới ngưỡng 20. Mặc dù có chỉ báo mua trong phiên giao dịch cuối tuần qua, nhưng quả thực thị trường không có đủ sức mạnh nội tại để bứt phá trong thời điểm hiện nay.
Chỉ số đo sức mạnh thị trường tiếp tục rơi vào dải trading trong ngưỡng giá trị 20 - 40. Xu hướng tăng giá tạm thời không còn hiện hữu, thị trường rơi vào trạng thái dao động rập rình.
Đánh giá thị trường
Tuần qua, VN-Index có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, đóng cửa ở mức 1.066,63 điểm, giảm 25,85 điểm (-2,36%) so với tuần trước.
Lượng cầu tăng nhẹ, nhưng lượng cung lại tăng mạnh, cụ thể: tốc độ tăng cầu là 0,56%, còn tốc độ tăng cung là 5,31%; lượng cầu trung bình 1 phiên đạt 21,3 triệu chứng khoán so với 21,1 triệu chứng khoán của tuần trước đó, còn lượng cung tương ứng là 21 triệu chứng khoán so với 19,9 triệu chứng khoán. Khối nhà ĐTNN tăng mua và tăng bán, trong đó bán nhiều hơn mua.
Động thái tăng cung mạnh khiến chúng tôi cho rằng, thị trường có nhiều khả năng sẽ giảm tiếp trong tuần này.
Khuyến nghị
Nhà đầu tư nên cân nhắc bán ra khi đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Việc tăng mua vào thời điểm hiện nay nên được cân nhắc kỹ lưỡng thông qua quan sát thị trường một cách sát sao.
Sàn Hà Nội
![]() |
Các yếu tố kỹ thuật
Phiên cuối tuần qua đã phá vỡ ngưỡng kháng cự chắc chắn mà trong 3 tuần trước đó, HASTC-Index đã có 3 lần phá vỡ nhưng không duy trì được đến hết phiên. Ngưỡng kháng cự gần nhất được xác định tại giá trị 405,17 điểm (đường màu xanh). Ngưỡng hỗ trợ vẫn được duy trì tại mức 364,85 điểm (đường màu đỏ).
Đường Index đã thu hẹp khoảng cách gần hơn với 2 đường MA ở phía dưới, đồng thời chuyển động đi lên của dải Bollinger đã chững lại sau phiên giảm mạnh cuối tuần qua cho thấy, dấu hiệu tăng điểm của thị trường không còn được hỗ trợ mạnh. Điều này được củng cố khi đường MACD vẫn đi xuống, đường DI+ đi lên nhưng đã chững lại, mặc dù ADX vẫn đi lên và DI- chuyển động xuống phía dưới.
Lượng cầu chững lại, quay trở về trạng thái cung - cầu cân bằng hơn được thể hiện ở sự chuyển động của SO, sau khi đi lên mạnh vào phiên thứ Năm đã chững lại trong phiên cuối tuần và dừng tại giá trị 56,3. Trong phiên cuối tuần, lượng
Mỗi tuần một thuật ngữ
Puts/Calls Ratio
Chỉ số Puts/Calls (P/C Ratio), được xây dựng bởi Martin Zweig, chỉ ra mối quan hệ giữa số lượng lệnh mua và lệnh bán trên TTCK Chicago (Chicago Board Options Exchange - CBOE).
Chỉ số P/C càng cao, thị trường càng rơi vào trạng thái sụt giảm. Ngược lại, chỉ số này thấp chỉ ra rằng, khối lượng mua là rất lớn và nhà đầu tư kỳ vọng vào một thị trường tăng giá.
Chỉ số P/C là một chỉ số ngược chiều. Khi chỉ số này đạt đến mức độ cao quá mức, thị trường thường xuyên điều chỉnh bằng một xu hướng ngược lại. Chú ý rằng, thị trường không tự nó điều chỉnh bởi nhà đầu tư quá tin tưởng vào xu hướng tăng/giảm giá của thị trường. Bảng dưới đây chỉ ra những hướng dẫn cơ bản cho cách sử dụng chỉ số P/C.
|
bán được đẩy ra nhiều hơn kể từ giữa phiên khi HASTC-Index chuyển từ tăng điểm sang giảm và gia tăng mất điểm đến hết phiên. Đây là phiên thứ 5 liên tục có lượng giao dịch giảm. Những phiên gần đây, lượng cung tăng lên do các nhà đầu tư lo ngại thị trường tăng quá nóng, nên đã bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận. Một bộ phận thì tăng mua nhưng chỉ tập trung vào một số cổ phiếu có thông tin hỗ trợ tốt. Nhiều cổ phiếu giá dường như đã lên cao nên nhà đầu tư không thực sự hào hứng. Điều này cho thấy, thị trường trong tuần này sẽ có ít tín hiệu khả quan.
Các yếu tố thị trường
Thị trường tuần qua có sự dao động mạnh, đặc biệt là 2 phiên cuối tuần. HASTC-Index kết thúc tuần với mốc 382,93 điểm, tăng 1,48 điểm (+0,39%) so với tuần trước đó. Không kể cổ phiếu CDC chào sàn ngày 1/11, tuần qua có 31 mã tăng giá, phần lớn là những mã có thị giá thấp, trong đó NPS tăng mạnh nhất với 33,1%, một số cổ phiếu tăng mạnh khác là HPS, HLY, ILC. Nhóm cổ phiếu Sông Đà phần nhiều là giảm giá, từ 7% - 17%. Tình trạng giảm giá diễn ra đối với hầu hết cổ phiếu mạnh, như BMI, BVS, MPC, NTP, PVI, PVS… với mức giảm từ 2,2% - 5%, ngoại trừ ACB tăng 9,6%. Tổng lượng giao dịch đạt 26,7 triệu cổ phiếu, giảm 14,8% so với tuần trước đó. ACB và PAN là 2 mã dẫn đầu về khối lượng cũng như giá trị giao dịch, chiếm tương ứng 15,6% và 24,5% toàn thị trường.
Giao dịch của khối ĐTNN giảm mạnh, chỉ đạt hơn 1,16 triệu cổ phiếu, trong đó lượng mua là 680.000 cổ phiếu, giảm 45% so với tuần trước đó. Lượng mua của họ tập trung vào các cổ phiếu lớn như NTP, PVI, MPC, BMI, BVS, PVS. Trong số trên 50 mã được họ mua, phần lớn có khối lượng từ 1.000 - 10.000 cổ phiếu. Điều này cho thấy, ngoài những cổ phiếu lớn dành để đầu tư dài hơi, những cổ phiếu còn lại chỉ đầu tư mang tính chất ngắn hạn và thăm dò. Còn lượng bán tập trung nhiều vào NTP, BMI, SDC, TBC (từ 30.000 - 180.000 cổ phiếu), những mã còn lại chỉ từ 1.000 - 5.000 cổ phiếu.
Khuyến nghị
Nhà đầu tư nên giao dịch những cổ phiếu có tính thanh khoản và sức tăng trưởng lâu dài, ổn định. Việc chọn lựa những cổ phiếu có thông tin hỗ trợ tốt cũng là một gợi ý hợp lý.