Ảnh Internet

Ảnh Internet

Giá trị ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng vọt đầu 2018

Từ đầu năm đến nửa tháng 4, giá trị trung bình xe nhập cao gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số lượng giảm mạnh.

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan, kể từ đầu năm đến giữa tháng 4/2018, số lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam đạt 4.936 chiếc, kim ngạch hơn 144 triệu USD. Trong số đó, ô tô con chiếm phần lớn, đạt 3.669 xe, trị giá ước tính hơn 84 triệu USD. Tính trung bình trị giá ô tô con nhập vào Việt Nam ở mức khoảng 23.000 USD/chiếc, cao gấp rưỡi năm ngoái vốn ở mức 15.000 USD.

Cùng kỳ năm ngoái, giá trung bình của xe con là 15.000 USD trong đó số lượng là 17.564 chiếc, giá trị 263 triệu USD. Nếu tính tất cả các dòng xe là 30.226 xe. Như vậy, số lượng xe nhập năm nay giảm tới 83% so với năm ngoái.

Giá trị ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng vọt đầu 2018 ảnh 1

Giá trị trung bình xe nhập khẩu tăng lên, chủ yếu do loại xe nhập về năm nay có giá trị cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Nếu đầu 2017 Việt Nam nhập cả i10 thì năm nay không có xe nhỏ, chủ yếu là xe cỡ C trở lên. Số lượng i10 lại chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số xe nhập, giá trị i10 thấp hơn nhiều nên giá trị trung bình cũng thấp hơn so với hiện tại.

Từ tháng 5/2017 Hyundai Thành Công lắp ráp i10 tại Việt Nam, cùng Fortuner nhập khẩu nên giá trị xe nhập cũng đẩy lên dần. Đầu năm nay, không có xe nhỏ về nước, thay vào đó chủ yếu là những mẫu cao hơn như Honda CR-V hay Jazz.

Trong khi đó, sự sụt giảm mạnh về số lượng xe nhập khẩu tại Việt Nam trong năm nay đến từ những quy định mới ở Nghị định 116 về điều kiện kinh doanh, bảo hành ô tô. Hầu hết doanh nghiệp kinh doanh ô tô nhập khẩu không thể nhập xe về trong 2 tháng đầu năm, bởi không đáp ứng được Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) theo quy định.

Từ đầu năm, Honda là hãng nhập khẩu nhiều xe nhất về Việt Nam, chủ yếu xuất xứ từ Thái Lan. Liên doanh ô tô Nhật Bản đã có sự chuẩn bị về nguồn hàng, cũng như nhận được phê duyệt về VTA sớm hơn so với các nhà nhập khẩu khác, để sớm đưa các dòng xe như CR-V, Civic, Jazz, Accord về phân phối tại Việt Nam.

Tin bài liên quan