Sự thống trị của đồng đô la đối mặt với mối đe dọa bởi tiền tệ do BRICS phát hành

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Một cựu cố vấn Nhà Trắng cho biết, phi đô la hóa có thể trở thành hiện thực vì một giải pháp thay thế đồng đô la của khối BRICS có thể có triển vọng thành công cao.
Lãnh đạo của các quốc gia thuộc khối BRICS

Lãnh đạo của các quốc gia thuộc khối BRICS

Joseph Sullivan, người từng làm việc tại Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng dưới thời chính quyền Trump cho biết, tiền tệ do Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) phát hành sẽ gây ra mối đe dọa duy nhất đối với sự thống trị của đồng đô la.

"Nó sẽ giống như một liên minh mới của những quốc gia đang phát triển, những quốc gia hiện không chỉ vượt trội so với vị thế của Mỹ trên quy mô GDP mà còn toàn bộ khối G7 cộng lại", ông cho biết trong một chuyên mục Chính sách đối ngoại được xuất bản vào thứ Hai (24/4).

Trong những tháng gần đây, các cuộc thảo luận về phi đô la hóa đã nở rộ. Đó là do các biện pháp trừng phạt chống lại Nga đã phơi bày nguy cơ phụ thuộc quá mức vào đồng đô la, cùng với những nỗ lực ngày càng tăng nhằm củng cố các loại tiền tệ khác, đặc biệt là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Và tổng thống Brazil gần đây đã nhắc nhở thế giới về kế hoạch cho một loại tiền tệ của BRICS dựa trên một rổ các loại tiền tệ quốc gia thành viên.

Ông Joseph Sullivan cho biết, một loại tiền tệ BRICS danh nghĩa sẽ mang lại những lợi thế chính so với các lựa chọn thay thế hiện có như các thỏa thuận song phương vẫn dẫn đến tiền thu được gửi vào tài sản bằng đô la và được sử dụng hạn chế với các quốc gia khác.

“BRICS cũng sẽ sẵn sàng đạt được mức độ tự cung tự cấp trong thương mại quốc tế mà các liên minh tiền tệ khác trên thế giới không thể đạt được. Do liên minh tiền tệ BRICS - không giống bất kỳ liên minh nào trước đó - sẽ không nằm trong số các quốc gia thống nhất bởi đường biên giới lãnh thổ chung, các thành viên của khối có thể sẽ sản xuất nhiều loại hàng hóa hơn bất kỳ liên minh tiền tệ hiện có nào”, ông cho biết.

Ông cho biết thêm, các quốc gia không phải là thành viên cũng sẽ có lý do để sử dụng đồng tiền BRICS vì nền kinh tế của mỗi thành viên đủ lớn trong khu vực sẽ khiến họ trở thành đối tác được săn đón.

Ngoài việc làm xói mòn sự thống trị của đồng đô la trong thương mại, đồng tiền BRICS có thể làm suy yếu vị thế của đồng bạc xanh với tư cách là đồng tiền dự trữ.

Ông cho biết, các chính phủ BRICS có thể thuyết phục các hộ gia đình và công ty mua tài sản bằng đồng tiền mới và có thể "ép buộc và trợ cấp một cách hiệu quả để thị trường tồn tại".

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng điều này sẽ không đánh dấu sự kết thúc triều đại của đồng đô la - vốn vẫn chiếm 84,3% giao dịch xuyên biên giới - nhưng có thể góp phần tạo ra một chế độ tiền tệ đa cực.

Trên thực tế, việc suy giảm sức mạnh của đồng đô la có thể là một điều tốt. Hiện tại, đồng bạc xanh lên giá cao đã khiến Mỹ mất việc làm và giảm xuất khẩu.

“Dù bằng cách nào, sự thống trị của đồng đô la sẽ không thể kết thúc trong một sớm một chiều, nhưng một đồng tiền BRICS sẽ bắt đầu sự xói mòn dần dần sự thống trị của đồng đô la”, ông cho biết.

Tin bài liên quan