Năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt 847 triệu USD, tăng 8,7% so với năm 2018. Trong ảnh: Xưởng chế biến gỗ tại Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Ảnh: Đức Thanh

Năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt 847 triệu USD, tăng 8,7% so với năm 2018. Trong ảnh: Xưởng chế biến gỗ tại Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Ảnh: Đức Thanh

Thị trường EU cần gì, doanh nghiệp Việt bán gì - Kỳ 1: EVFTA là một lợi thế, không phải cây đũa thần

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngay trong mùa hè này. Đây là tin vui với nền kinh tế Việt Nam.

Việc thực hiện EVFTA cần được xem như một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tham gia sâu chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu và cạnh tranh.

Kỳ 1: EVFTA là một lợi thế, không phải cây đũa thần

EVFTA được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu và rộng hơn thị trường EU, nhưng cũng đi kèm nhiều điều kiện không thể ngày một, ngày hai mà có được.

Tiềm năng

EU với 28 nước thành viên (hiện còn 27 nước) là một trong 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bên cạnh Hoa Kỳ và Trung Quốc; trong đó EU xếp thứ hai, sau Hoa Kỳ và nhỉnh hơn so với thị trường Trung Quốc.

Năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 41,54 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả. Từ năm 2000 đến năm 2019, trao đổi thương mại song phương Việt Nam - EU đã tăng gần 13,8 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 56,45 tỷ USD năm 2019; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng gần 15 lần (từ 2,8 tỷ USD lên 41,54 tỷ USD).

Đây cũng là thị trường mà Việt Nam ở vị thế xuất siêu, với mức thặng dư thương mại năm 2019 đạt 26,63 tỷ USD.

Là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới (chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu), đạt khoảng 2.338 tỷ USD (năm 2018), nên EU dù là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta, nhưng Việt Nam mới chiếm khoảng 2% trong tổng nhập khẩu của EU. Vì vậy, cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu còn rất lớn.

Thị trường EU cần gì, doanh nghiệp Việt bán gì - Kỳ 1: EVFTA là một lợi thế, không phải cây đũa thần ảnh 1

Hiện các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang EU không chỉ có điện thoại, máy móc, máy vi tính đến từ khối các doanh nghiệp FDI là chính, mà còn có nhiều mặt hàng quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước như dệt may, giày dép, túi xách vali, thủy sản, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ…

Để có thể tận dụng tốt nhất EVFTA nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu lẫn hiệu quả cho doanh nghiệp, điều quan trọng nhất là phải hiểu được thực chất hoạt động sản xuất - kinh doanh của các ngành hàng mà Việt Nam đang xuất khẩu sang EU, từ đó có các giải pháp cụ thể và chi tiết.

“Đũa thần” EVFTA cũng cần có nền tảng

EVFTA sẽ có hiệu lực trong thời gian tới dẫu được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu và rộng hơn thị trường EU, nhưng cũng đi kèm với nhiều điều kiện không thể ngày một, ngày hai mà có được.

Trên thực tế, EVFTA đưa ra cam kết cắt giảm thuế với hàng hóa Việt Nam, nhưng chúng ta cần hiểu rõ, đó là thuế quan - tức là thuế nhập khẩu hàng hóa, chứ hiệp định này không điều chỉnh các loại thuế nội địa, phí của từng thị trường, từng quốc gia như thuế giá trị gia tăng (VAT). Hay nói cách khác, EVFTA giúp hàng hóa Việt Nam có thể nhập khẩu vào thị trường châu Âu với mức thuế nhập ưu đãi hơn, nhưng hàng hóa đó tiếp tục chịu các loại thuế, phí khác thì đây là câu chuyện khác.

Hơn nữa, EVFTA là một lợi thế, nhưng Hiệp định này không phải cây đũa thần. Với việc cắt giảm thuế nhập vào EU, hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam sẽ rẻ đi tương đối, nhưng để bán được hay không thì lại là chuyện khác. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn hưởng lợi từ Hiệp định này, ngoài việc nghiên cứu thỏa mãn các yêu cầu khắt khe của EVFTA, sẽ phải giải bài toán “thị trường EU đang cần gì và doanh nghiệp Việt Nam sẽ bán thứ gì?”

Hơn bao giờ hết, việc tự chủ về sản xuất, chế tạo, tự chủ về nguồn cung ứng nguyên phụ liệu trở thành bài toán cấp thiết cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là dệt nhuộm, may mặc, da giày, túi xách.   

Mặt khác, EVFTA chỉ đề cập khía cạnh hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam sẽ được hưởng lợi, chứ không nói tới việc hàng hóa đó có cần phải do doanh nghiệp của người Việt hay không. Nghĩa là, nếu doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam sử dụng nhân công người Việt, nguyên phụ liệu đầu vào của Việt Nam, nhưng ông chủ là người ngoại quốc thì cuối cùng, chúng ta vẫn tiếp tục đi làm thuê ở khâu thấp nhất trong chuỗi giá trị. Như thế, các doanh nghiệp Việt Nam có vốn sở hữu nước ngoài đang sản xuất gia công đồ may mặc, da giày xuất sang châu Âu từ hàng chục năm nay sẽ là những đơn vị hưởng lợi nhất từ FTA này.

Vì thế, để EVFTA thực sự phục vụ lợi ích của người Việt, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và tận dụng có hiệu quả các ưu đãi của EVFTA mang lại, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu nội dung của EVFTA, đặc biệt là các cam kết liên quan tới thuế quan và quy tắc xuất xứ, chủ động điều chỉnh quy trình sản xuất, nguồn nguyên liệu để đáp ứng được quy tắc xuất xứ của Hiệp định, chuyển hướng nguồn nhập khẩu sang các nguồn nguyên liệu trong nước hoặc từ các nước thành viên EVFTA và liên kết, hợp tác để tận dụng tối đa vận hội này.

Hơn bao giờ hết, việc tự chủ về sản xuất, chế tạo, tự chủ về nguồn cung ứng nguyên phụ liệu trở thành bài toán cấp thiết cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là dệt nhuộm, may mặc, da giày, túi xách.

Người Việt cần nắm lấy hoạt động sản xuất hàng hóa, đặc biệt là khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang dịch chuyển về hướng Đông Nam Á. Chỉ có đầu tư vào những nhà máy sản xuất xanh - sạch - hiện đại mới là tương lai của Việt Nam trong mối quan hệ với EU dưới sự tác động của EVFTA.

Với thực tế rất nhiều doanh nghiệp đang xuất khẩu vào EU là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn lực hạn chế, quy trình sản xuất chưa đạt chuẩn EU, chưa có sự đầu tư thích đáng cho R&D, chưa khai thác hiệu quả tài sản sở hữu trí tuệ, thương hiệu..., thiếu nhân lực có ngoại ngữ và kỹ năng đàm phán xúc tiến thương mại chuyên nghiệp để thực hiện hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU, thì thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm củng cố tính cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường EU.

Các doanh nghiệp cần chú trọng vấn đề vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý do EU quy định, coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch hóa thông tin về lao động, môi trường sản xuất, đặc biệt là đảm bảo quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu vào EU.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. Đồng thời, cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác của Hiệp định để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Về phía các cơ quan hữu trách, ngoài việc phổ biến chi tiết các quy định của EVFTA, điều cần làm là có chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ đủ mạnh, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thu hút đầu tư vào phát triển sản xuất, xuất khẩu sang thị trường EU, hay cung cấp các thông tin chính thống, cần thiết về thị trường các nước EU, cùng các hỗ trợ pháp lý để doanh nghiệp khai thác được các cơ hội được mở ra từ EVFTA.

(Còn tiếp)

Tin bài liên quan