Thị trường tài chính 24h: Mong đợi chứng khoán hưởng lợi nhờ đảo chiều chính sách là quá sớm

Thị trường tài chính 24h: Mong đợi chứng khoán hưởng lợi nhờ đảo chiều chính sách là quá sớm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tiếp tục tăng nhẹ; Thời kỳ tiền đắt chưa kết thúc, chưa phải lúc để “tất tay”; Trái phiếu doanh nghiệp rậm rịch “tan băng”: Thận trọng với “bẫy cơ cấu”; Cổ tức “ăn xổi”; Chu kỳ tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương đang dần đi đến hồi kết…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 24/3 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã tăng 100.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,65 – 67,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 23,4 USD lên 1.993,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và chạm gần mốc 2.000 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,21 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 24/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.600 đồng/USD, giảm 15 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.340 – 23.680 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên trên 28.300 USD, thì sang phiên hôm nay đã hạ nhiệt nhẹ và về gần 28.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 2,46 USD (-3,42%), xuống 67,50 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 2,47 USD (-3,25%), xuống 73,44 USD/thùng.

VN-Index nhích nhẹ

Lực cầu tham gia khá tích cực trên diện rộng từ sớm đã giúp VN-Index duy trì trạng thái tăng nhẹ.

Nhà đầu tư tiếp tục túc tắc mua, giúp giúp VN-Index dần nhích bước và đã vượt thành công ngưỡng 1.050 điểm trong phiên chiều. Tuy nhiên, áp lực bán ngưỡng cản mạnh này đã khiến chỉ số hạ độ cao và chỉ còn tăng nhẹ khi đóng cửa.

Thanh khoản dựa trên nền tảng của phiên sáng, tiếp tục tăng mạnh so với những phiên gần đây nhưng chưa chạm mốc 10.000 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 6,09 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 105,85 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 24/3: VN-Index tăng 1,69 điểm (+0,16%), lên 1.046,79 điểm; HNX-Index tăng 2,41 điểm (+1,18%), lên 205,72 điểm; UPCoM-Index đứng giá tham chiếu 76,17 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall nhích nhẹ trong phiên ngày thứ Năm (23/3), khi những người tham gia thị trường được trấn an bởi lời trấn an của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen rằng các biện pháp sẽ được thực hiện để giữ an toàn tiền gửi của người Mỹ.

Dù vậy, các đợt tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới đã gây căng thẳng cho ngành ngân hàng, điều này trở nên rõ ràng với những thất bại gần đây của các ngân hàng của SVB và Signature Bank.

Thực tế, sự lo lắng vẫn tồn tại, với chỉ số ngân hàng S&P 500 giảm 1,2% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020 và hiện đã giảm hơn 40% so với mức cao kỷ lục vào tháng 2/2022.

Kết thúc phiên 23/3, chỉ số Dow Jones tăng 75,14 điểm (+0,23%), lên 32.105,25 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,75 điểm (+0,30%), lên 3.948,72 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 117,44 điểm (+1,01%), lên 11.787,40 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, do đồng yên mạnh lên làm dấy lên lo ngại về việc làm giảm lợi nhuận của các công ty trong nước, trong khi các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về một cuộc khủng hoảng ngân hàng rộng lớn hơn.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,13% xuống 27.385,25 điểm và mất 0,19% trong tuần. Chỉ số Topix giảm 0,1% xuống 1.955,32 và giảm 0,2% trong tuần.

Shoichi Arisawa, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư tại Iwai Cosmo Securities, cho biết: “Đồng yên mạnh lên là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trên thị trường hiện nay, trong khi các nhà đầu tư vẫn đang thận trọng đánh giá tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng”.

Cổ phiếu Toshiba Corp đã tăng 4,2% sau khi hội đồng quản trị chấp nhận đề nghị mua lại từ Japan Industrial Partners Ltd với trị giá khoảng 2.000 tỷ yên.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, do căng thẳng địa chính trị Trung-Mỹ gia tăng đã ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, sau khi các nhà lập pháp Mỹ cáo buộc TikTok cung cấp nội dung độc hại khi họ cố gắng cấm ứng dụng này.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,64% xuống 3.265,65 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,3% xuống 4.027,05 điểm và tăng 1,7% trong tuần.

Các nhà lập pháp Mỹ đã chỉ trích giám đốc điều hành của TikTok, nói rằng các video ngắn của ứng dụng này gây hại cho sức khỏe tâm lý của trẻ em, thúc đẩy việc cấm ứng dụng này trên toàn quốc.

Trường hợp của TikTok, có công ty mẹ là ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc, đã làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. TikTok cho biết phiên điều trần trước quốc hội hôm thứ Năm diễn ra sau khi chính quyền Biden yêu cầu các chủ sở hữu Trung Quốc thoái vốn cổ phần của họ nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm tiềm tàng.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm do căng thẳng Mỹ-Trung liên quan đến ứng dụng TikTok.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,67% xuống 19.915,68 điểm nhưng tăng 2% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,61% xuống 6.794,80 điểm.

Phiên này, cổ phiếu phiếu công nghệ và hàng tiêu dùng thiết yếu tăng nhẹ, trong khi hầu hết các lĩnh vực khác đều giảm.

Dù vậy, nhóm cổ phiếu công nghệ đã tăng 6,2% trong tuần này, mức tăng tốt nhất kể từ đầu tháng Giêng.

Chứng khoán Hàn Quốc đã giảm, chủ yếu do hoạt động chốt lời, nhưng chỉ số đã ghi nhận mức tăng một tuần tốt nhất trong hai tháng.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 9,52 điểm, tương đương 0,39% xuống 2.414,96 điểm và chỉ số này đã tăng 0,8% trong tuần, đánh dấu mức tăng lớn nhất kể từ cuối tháng Giêng.

Phiên này, cổ phiếu của gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics tăng 1,12%, nhưng SK Hynix mất 1,36% và nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 1,04%.

Kết thúc phiên 24/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 34,36 điểm (-0,13%), xuống 27.385,25 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 21,00 điểm (-0,64%), xuống 3.265,65 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 133,96 điểm (-0,67%), xuống 19.915,68 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 9,52 điểm (-0,39%), xuống 2.414,96 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Chuyên gia: Thời kỳ tiền đắt chưa kết thúc, chưa phải lúc để “tất tay”

Không ngoài dự báo của thị trường, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa tăng lãi suất thêm 0,25%. Dù vậy, theo các chuyên gia, kỷ nguyên tiền đắt chưa thể kết thúc và mong đợi chứng khoán hưởng lợi nhờ đảo chiều chính sách là quá sớm..>> Chi tiết

- Trái phiếu doanh nghiệp rậm rịch “tan băng”: Thận trọng với “bẫy cơ cấu”

Nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu thành công trở lại trong nửa đầu tháng 3/2023, cùng với việc một số doanh nghiệp đạt được thỏa thuận giãn nợ với khách hàng, đang phả hơi ấm vào thị trường trái phiếu..>> Chi tiết

- Cổ tức “ăn xổi”

Cổ phiếu chia cổ tức cao mang đến cơ hội đầu tư hấp dẫn, nhưng thực tế cho thấy có những rủi ro và mức cổ tức này không bền..>> Chi tiết

- ACBS: Nhà đầu tư cẩn trọng khi dùng đòn bẩy

Công ty ACBS cho rằng, nhà đầu tư cũng nên hết sức cẩn trọng trong việc sử dụng đòn bẩy vì áp lực gia tăng lãi suất vẫn còn duy trì khi Fed vẫn giữ nguyên lộ trình tăng lãi suất với một đợt tăng lãi suất dự kiến tháng 5/2023..>> Chi tiết

- Chu kỳ tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương đang dần đi đến hồi kết

Sau khi tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử để kiềm chế lạm phát, các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đang công khai dự tính kết thúc sớm việc tăng lãi suất..>> Chi tiết

Tin bài liên quan