Thị trường tài chính 24h: Trong ngắn hạn, chứng khoán không dễ đón dòng vốn rẻ

Thị trường tài chính 24h: Trong ngắn hạn, chứng khoán không dễ đón dòng vốn rẻ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index nhích nhẹ; Vụ sụp đổ của SVB, Credit Suisse: Một số lưu ý đối với Việt Nam; Gỡ tắc cho trái phiếu riêng lẻ; Dòng vốn rẻ cần thời gian thẩm thấu; Bấp bênh mục tiêu thị trường chứng khoán đến năm 2030; Kinh tế thế giới có thể đang bước vào một thập kỷ mất mát…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 28/3 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã giảm 150.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,45 – 67,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 21,9 USD xuống 1.956,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục rơi và về dưới 1.950 USD, nhưng đã hồi phục dần và lên trên 1.955 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,67 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 28/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.605 đồng/USD, tăng 3 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.320 – 23.660 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 27.100 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm và về gần 26.800 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,56 USD (+0,77%), lên 73,37 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,64 USD (+0,82%), lên 78,76 USD/thùng.

VN-Index tăng nhẹ

Dòng tiền tích cực từ phiên sáng đã lôi kéo thêm một bộ phận nhà đầu tư mạnh tay giải ngân hơn giúp một số bluechip hưởng lợi, đưa VN-Index nhích lên thử thách ngưỡng 1.060 điểm.

Dù vậy, tại gần ngưỡn cản này, lực bán đã gia tăng, VN-Index theo đó bị đẩy dần trở lại gần tham chiếu và kết phiên chỉ còn tăng nhẹ.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 9,69 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 135,69 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 28/3: VN-Index tăng 2,04 điểm (+0,19%), lên 1.054,29 điểm; HNX-Index giảm 0,91 điểm (-0,44%), xuống 205,76 điểm; UpCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,12%), xuống 75,58 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số Dow Jones và S&P 500 có phiên tăng nhẹ vào thứ Hai (27/3), nhờ thỏa thuận mua lại tài sản tại SVB đã giúp thúc đẩy cổ phiếu ngân hàng, trong khi sự sụt giảm của cổ phiếu liên quan đến công nghệ đã khiến Nasdaq đảo chiều giảm.

Cổ phiếu của First Citizens BancShares đã tăng hơn 22% sau khi cho biết họ sẽ mua lại các khoản tiền gửi và khoản vay của SVB, ngân hàng đã phá sản vào đầu tháng này trong vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Tuy nhiên, cổ phiếu tăng trưởng liên quan đến công nghệ suy yếu và khiến Nasdaq kết thúc ngày trong sắc đỏ.

Kết thúc phiên 27/3, chỉ số Dow Jones tăng 194,55 điểm (+0,60%), lên 32.432,08 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 6,54 điểm (+0,16%), lên 3.977,53 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 55,12 điểm (-0,47%), xuống 11.768,84 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nhích nhẹ, khi cổ phiếu ngân hàng tăng sau khi những lo ngại về hệ thống tài chính toàn cầu giảm bớt, sau một thỏa thuận mua lại tài sản của SVB bởi First Citizens BancShares.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,15% lên 27.518,25 điểm. Chỉ số Topix rộng tăng 0,25% lên 1.966,67 điểm.

Shoichi Arisawa, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư tại IwaiCosmo Securities, cho biết: “Cổ phiếu ngân hàng đã nâng đỡ thị trường ngày hôm nay, nhưng các nhà đầu tư đã bán ra những cổ phiếu hoạt động tốt hơn trong các phiên trước, điều này đã hạn chế mức tăng chung”.

Chỉ số ngân hàng tăng 1,96% để trở thành chỉ số hoạt động tốt nhất trong 33 chỉ số phụ ngành của Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo.

Các cổ phiếu tài chính như Mizuho Financial tăng 2,47%, Sumitomo Financial Group tăng 2,67% và Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 1,7%.

Chứng khoán Trung Quốc đã bị kéo xuống thấp hơn bởi các công ty công nghệ thông tin.

Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc hôm thứ Ba tuyên bố sẽ kiểm soát chặt chẽ các bình luận trực tuyến ác ý gây tổn hại đến danh tiếng của các doanh nghiệp và doanh nhân, trong bối cảnh chính phủ đang nỗ lực củng cố khu vực tư nhân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cổ phiếu máy tính, thiết bị liên lạc và phương tiện truyền thông bị ảnh hưởng và đã giảm từ 1,6% đến 3%, sau khi mỗi ngành đã tăng hơn 30% trong năm nay, trong bối cảnh công nghệ điện toán mang tính cách mạng ChatGPT được thúc đẩy điên cuồng.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, khi nhà đầu tư lo ngại về căng thẳng ngân hàng sâu hơn đã giảm bớt.

Công ty cho First Citizens BancShares đã mua lại tài sản của SVB, làm giảm bớt lo ngại của các nhà đầu tư về căng thẳng ngành ngân hàng sâu hơn và khiến cổ phiếu ngân hàng tăng giá, trong khi chứng khoán toàn cầu cũng tăng.

Cổ phiếu tài chính được giao dịch tại Hồng Kông tăng 1,4%, với HSBC Holdings và AIA Group lần lượt tăng 1,9% và 1,6%.

Cổ phiếu công nghệ Hồng Kông tăng 0,9%, với Tencent tăng 4,2%.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong ba tuần, khi lo lắng về những rắc rối ngân hàng toàn cầu giảm bớt.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 25,72 điểm, tương đương 1,07% lên 2.434,94 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 7/3.

Các nhà sản xuất chip dẫn đầu mức tăng với Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt tăng 1,29% và 3,39%.

Cổ phiếu đáng chú ý là LG Display đã tăng 8,90% sau khi đảm bảo khoản vay 1 nghìn tỷ won (769,9 triệu USD) từ LG Electronics để củng cố khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh OLED.

Kết thúc phiên 28/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 41,38 điểm (+0,15%), lên 27.518,25 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 6,02 điểm (-0,19%), xuống 3.245,38 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 216,96 điểm (+1,11%), lên 19.784,65 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 25,72 điểm (+1,07%), lên 2.434,94 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Vụ sụp đổ của SVB, Credit Suisse: Một số lưu ý đối với Việt Nam

Hệ thống ngân hàng toàn cầu đang phải đương đầu với những thách thức vô cùng lớn sau các vụ sụp đổ của Silvergate Bank, Silicon Valley Bank (SBV), Signature Bank, Credit Suisse... Liệu một cuộc khủng hoảng tài chính có thể lan ra toàn cầu và lan tới Việt Nam không? Việt Nam cần lưu ý những vấn đề gì?..>> Chi tiết

- Gỡ tắc cho trái phiếu riêng lẻ

Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển theo mục tiêu đề ra của Chính phủ, điều mấu chốt là phải lấy lại niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường này..>> Chi tiết

- Dòng vốn rẻ cần thời gian thẩm thấu

Trong nước, lãi suất điều hành giảm, nhưng chính sách tiền tệ trên thế giới nhìn chung vẫn đang thắt chặt. Do vậy, trong ngắn hạn, thị trường không dễ đón dòng vốn rẻ như mong đợi..>> Chi tiết

- Bấp bênh mục tiêu thị trường chứng khoán đến năm 2030

Dự thảo Quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030, tầm nhìn 2045” được xây dựng từ cuối năm 2021, nhưng đến nay vẫn chưa thể ban hành, đi kèm là những thay đổi về con số định lượng..>> Chi tiết

- WB: Kinh tế thế giới có thể đang bước vào một thập kỷ mất mát

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế toàn cầu trong 10 năm tới có thể trải qua tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong nhiều thập kỷ do sự bất ổn tài chính và lạm phát cao ảnh hưởng đến tăng trưởng..>> Chi tiết

Tin bài liên quan