Thị trường tài chính 24h: Vượt qua ngưỡng cản mạnh

Thị trường tài chính 24h: Vượt qua ngưỡng cản mạnh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index lên trên 1.300 điểm; Gói hỗ trợ lãi suất: Chuyện cũ khó lặp lại; Sóng giảm 2018 có lặp lại? Sắp nâng “room” sàn HOSE lên 5 triệu lệnh/ngày; Chứng khoán phái sinh tháng 5: Khối lượng giao dịch đạt kỷ lục; WB: Suy thoái sẽ khó tránh khi rủi ro kinh tế đình trệ gia tăng… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 8/6 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tiếp tục chưa có thay đổi nào, hiện niêm yết tại 68,70 – 69,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 10,7 USD lên mức 1.852,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và giằng co nhẹ quanh 1.850 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,47 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 8/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.057 đồng/USD, không đổi so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.050 – 23.330 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng ở trên 31.100 USD, thì sang phiên hôm nay đã rung lắc khá mạnh và đe dọa thủng 30.000 USD trước khi bật lên trên ngưỡng này vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,74 USD (+1,46%), lên 121,15 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,56 USD (+1,29%), lên 122,13 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index vượt qua 1.300 điểm

Trong phiên sáng, VN-Index bứt lên và vượt qua ngưỡng cản tâm lý 1.300 điểm một cách chắc chắn. Tuy nhiên, việc thiếu đi sự hỗ trợ của dòng tiền lớn khiến VN-Index hạ nhiệt trong những phút cuối phiên.

Bước vào phiên chiều, sự hưng phấn tiếp diễn giúp VN-Index lấy lại đà tăng, vượt qua 1.315 điểm. Giao dịch của thị trường sôi động hơn khi có sự tham gia của nhóm FLC (không được giao dịch trong phiên sáng). Sự nhập cuộc của nhóm cổ phiếu này giúp lan tỏa dòng tiền sang nhiều mã có tính đầu cơ khác, giúp sắc tím lan rộng.

Tuy nhiên, việc dòng tiền vẫn tỏ ra thận trọng, trong khi nhiều nhà đầu tư tranh thủ thị trường lên để chốt lời sớm ở một số mã bluechip, khiến VN-Index quay đầu hạ nhiệt, dù có nhích trở lại trong đợt ATC, nhưng vẫn đóng cửa trên 1.310 điểm.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 11,17 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 320,96 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 8/6: VN-Index tăng 16,56 điểm (+1,28%), lên 1.307,91 điểm; HNX-Index tăng 6,78 điểm (+2,23%), lên 310,93 điểm; UPCoM-Index tăng 1,31 điểm (+1,4%), lên 95 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tăng trong phiên ngày thứ Ba (7/6) nhờ lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới mức 3%.

Thị trường nhận cảnh báo từ cổ phiếu bán lẻ Target, mất 2,3% sau khi công ty bán lẻ công bố kế hoạch giảm lượng hàng tồn kho dư thừa.

Target cho biết sẽ thực hiện giảm giá bổ sung đối với các sản phẩm và hủy bỏ một số đơn đặt hàng. Target cũng hạ dự báo lợi nhuận hoạt động trong quý hiện tại.

Các cổ phiếu bán lẻ khác đều giảm với Walmart giảm 1,2% và Amazon giảm 1,4%.

Chứng khoán Mỹ có thể được hỗ trợ bởi những diễn biến trên thị trường trái phiếu vào ngày thứ Ba, khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới mức 3%.

Kết thúc phiên 7/6, chỉ số Dow Jones tăng 264,36 điểm (+0,80%), lên 33.180,14 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 39,25 điểm (+0,95%), lên 4.160,68 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 113,86 điểm (+0,94%), lên 12.175,23 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đóng cửa ở mức cao nhất trong hai tháng rưỡi, khi các cổ phiếu lớn về công nghệ và năng lượng tăng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,04% lên 28.234,29 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 29/3. Chỉ số Topix tăng 1,18% lên 1.969,98 điểm.

Shuji Hosoi, Chiến lược gia cấp cao tại Daiwa Securities cho biết: “Chỉ số Nikkei 225 đã vượt qua đường trung bình động 200 ngày, điều mà các nhà đầu tư nước ngoài chú ý trong phiên trước và điều đó đã thúc đẩy các nhà đầu tư đặt cược thêm vào ngày hôm nay”.

Chỉ số Nikkei 225 tăng với đóng góp lớn từ các cổ phiếu công nghệ như Daikin Industries tăng 3,63% và SoftBank Group tăng 2,45%. Trong khi nền tảng dịch vụ y tế M3 tăng 5,61% và nhà sản xuất robot Fanuc tăng 2,38%.

Các nhà khai thác dầu tăng 4,7% trở thành lĩnh vực tăng điểm hàng đầu trong số 33 chỉ số phụ ngành của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, nhờ kỳ vọng nhu cầu phục hồi nhờ nới lỏng các biện pháp phong tỏa kiềm chế Covid-19.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,68% lên 3.263,79 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,97% lên 4.219,81 điểm.

Cổ phiếu tiêu dùng thiết yếu dẫn đầu mức tăng, tăng 2,01%, ngành tài chính tăng 0,62% và chăm sóc sức khỏe tăng 1,89%.

Các nhà phân tích tại BNP Paribas cho biết các nhà đầu tư cổ phiếu lạc quan hơn về các chính sách ổn định tăng trưởng của Trung Quốc khi việc phong tỏa chống Covid-19 được nới lỏng.

Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh, khi nhóm cổ phiếu liên quan đến internet khởi sắc.

Đóng cửa, Hang Seng -Index tăng 2,24% lên 22.014,59 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,84% lên 7.679,6 điểm.

Chỉ số ngành công nghệ tăng 4,76%, trong đó Bilibili Inc tăng gần 20% sau khi cơ quan quản lý trò chơi của Trung Quốc cấp giấy phép cho 60 trò chơi.

Chứng khoán Hàn Quốc kết thúc gần như không đổi, khi các nhà đầu tư hạn chế đặt cược lớn trước các dữ liệu kinh tế lớn từ Trung Quốc và Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm nhẹ 0,19 điểm xuống 2.626,15 điểm.

Nhà phân tích Choi Yoo-june của Shinhan Financial Investment cho biết, chứng khoán Hàn Quốc đã xóa sạch đà tăng của phiên sáng sau sự suy yếu của thị trường Trung Quốc về sự thận trọng trước dữ liệu xuất khẩu trong khi các nhà đầu tư cũng chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ được công bố vào cuối tuần.

Kết thúc phiên 8/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 290,34 điểm (+1,04%), lên 28.234,99 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 22,03 điểm (+0,68%), lên 3.263,79 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 482,92 điểm (+2,24%), lên 22.014,59 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 0,19 điểm (-0,00%), xuống 2.626,15 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Gói hỗ trợ lãi suất: Chuyện cũ khó lặp lại

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, cách thức triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm lần này đã có những tiến bộ trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các quốc gia, cũng như đúc rút bài học thất bại của năm 2009 - 2011 nên khó có thể tạo ra những cú sốc không cần thiết đối với kinh tế vĩ mô..>> Chi tiết

- Sóng giảm 2018 có lặp lại?

Có nhiều góc nhìn về đợt sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán trong nước giai đoạn vừa qua khi so sánh với bối cảnh điều chỉnh của thị trường năm 2018..>> Chi tiết

- Sắp nâng “room” sàn HOSE lên 5 triệu lệnh/ngày

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thông tin như trên tại phiên chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề tài chính sáng nay (8/6)..>> Chi tiết

- Chứng khoán phái sinh tháng 5: Khối lượng giao dịch đạt kỷ lục

TTCK Phái sinh đã ghi nhận phiên giao dịch có khối lượng giao dịch hợp đồng VN30 kỷ lục từ khi khai trương thị trường với khối lượng giao dịch đạt 440.866 hợp đồng tại ngày 13/5/2022..>> Chi tiết

- WB: Suy thoái sẽ khó tránh khi rủi ro kinh tế đình trệ gia tăng

Hôm thứ Ba (7/6), Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nguy cơ kinh tế đình trệ với sự kết hợp giữa lạm phát cao và tăng trưởng thấp khiến một số quốc gia rơi vào suy thoái..>> Chi tiết

Tin bài liên quan