Tổng thống Mỹ Joe Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden

Điều gì sẽ xảy ra khi chính phủ Mỹ vỡ nợ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thi thoảng, chính phủ Mỹ lại tiêu hết tiền, Tổng thống phải thuyết phục lưỡng viện Quốc hội nâng trần nợ công để đi vay thêm.

Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy đang trong cuộc thương thảo được mô tả là ngày đêm không ngủ để tìm kiếm sự đồng thuận lẫn nhau về nâng trần nợ công vượt khỏi mốc 31.400 tỷ USD. Đây là điều kiện để đảm bảo Chính phủ Mỹ không rơi vào trạng thái vỡ nợ.

Nếu đến ngày 1/6 tới, Tổng thống Mỹ và Quốc hội không đạt được thỏa thuận thì chính phủ Mỹ sẽ chính thức không có tiền để chi trả dịch vụ công căn bản như lương hưu, trợ cấp xã hội, khám chữa bệnh, chế độ công vụ, lãi suất trái phiếu chính phủ. Nhà trắng cũng như hàng loạt cơ quan liên bang dừng hoạt động cho đến khi được cấp thêm tiền.

Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho rằng, ông đã có một cuộc họp hiệu quả và chuyên nghiệp với Tổng thống Joe Biden về cách nâng trần nợ, nhưng cả hai đã không đạt được thỏa thuận vào đầu tuần này.

Trong bức thư mới nhất của Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet Yellen gửi các lãnh đạo Quốc hội, bà nói rằng khả năng vỡ nợ tiềm tàng của Mỹ vào đầu tháng 6 là rất có thể xảy ra, trong khi tuần trước nó chỉ là có khả năng xảy ra.

Cả ông Biden và ông McCarthy đều thừa nhận rằng một trong những điểm vướng mắc chính trong các cuộc đàm phán vẫn là câu hỏi về giới hạn chi tiêu, một yêu cầu chính của Hạ viện nhưng cho đến nay là một giới hạn đối với Nhà Trắng.

Việc nâng giới hạn nợ sẽ không cho phép phát sinh khoản chi tiêu mới, các đảng viên phe Cộng hòa đã nhất quyết yêu cầu cắt giảm mạnh các khoản chi tiêu của chính phủ như một phần của thỏa thuận tăng giới hạn vay. Ông Mc Carthy cho biết: "Vấn đề cơ bản ở đây là Đảng Dân chủ vì chiếm đa số, đã bị nghiện chi tiêu”.

Phe Dân chủ muốn nới hạn trần nợ sau cuộc bầu cử 2024, còn phía đảng Cộng hòa chỉ đồng ý cho ông Biden thời hạn 1 năm nếu ông Biden muốn có thêm thời gian, thì ông ấy sẽ cần phải đồng ý cắt giảm chi tiêu nhiều hơn nữa.

Tổng thống Joe Biden cho rằng, đã đến lúc các đảng viên của Đảng Cộng hòa chấp nhận rằng không có thỏa thuận lưỡng đảng nào được thực hiện chỉ dựa trên các điều khoản đảng phái của họ.

Việc chính phủ Mỹ hết tiền không có gì lạ, thậm chí trở nên quen thuộc với nhiều đời Tổng thống. Nguyên nhân bắt đầu từ thể chế Mỹ không cho phép Tổng thống và nội các toàn quyền quyết định chi tiêu, đây là việc của các nhà lập pháp ở lưỡng viện.

Trong khi đó, cơ quan in tiền và cấp tiền là Cục dự trữ Liên bang (Fed) là một tổ chức hoạt động độc lập, không chịu bất cứ áp lực nào từ Tổng thống cũng như Quốc hội, thậm chí có thể ngược lại, bởi Fed từ lâu đã được biết đến là nơi quy tụ giới chuyên gia hàng đầu thế giới.

Thông thường, thỏa thuận nâng trần nợ công được thông qua vào phút chót, giống như những năm trước đây. Nhiều lần chính phủ Mỹ từng vỡ nợ, song hậu quả không hề thảm khốc như các chuyên gia dự báo.

Từ ngày 1/6 tới, Chính phủ Mỹ phải thanh toán số lượng hóa đơn khổng lồ. Thuật ngữ vỡ nợ của quốc tế được hiểu không đầy đủ, ví dụ nợ 100 triệu USD, chỉ trả được 99,99 triệu USD, hoặc trễ hẹn vài giờ đồng hồ cũng được coi là vỡ nợ.

Hội đồng Cố vấn Kinh tế thuộc Nhà Trắng cho rằng, nếu Mỹ thực sự vỡ nợ, thị trường chứng khoán sẽ sụt giảm khoảng 45% trong vài tháng đầu tiên. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 5%, điều này đồng nghĩa với khoảng 8 triệu người Mỹ sẽ mất việc.

Dĩ nhiên, các chuyên gia ở phố Wall, cũng như giới "lãnh đạo tại ngầm" Fed nắm trong lòng bàn tay các kịch bản nếu vỡ nợ xảy ra. Chính họ là người chịu thiệt hại đầu tiên. Do vậy, sớm muộn gì thỏa thuận nâng trần nợ công Mỹ cũng được thông qua.

Năm 2011, ông Joe Biden, khi đó đang là Phó Tổng thống dưới thời Tổng thống Barrack Obama, đã tuyên bố rằng: "Nước Mỹ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ vỡ nợ".

Tin bài liên quan