Thị trường tài chính 24h: Các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt sẽ được “xử lý” trong năm nay

Thị trường tài chính 24h: Các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt sẽ được “xử lý” trong năm nay

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm hơn 7 điểm; Xử lý ngân hàng yếu kém bước vào giai đoạn tăng tốc; Chỉ báo dòng tiền từ nhóm nhà đầu tư lớn; SSI Research khuyến nghị 6 cổ phiếu triển vọng tháng đầu năm 2024; Lạm phát của Mỹ tháng 12 tăng cao hơn kỳ vọng…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 12/1 tăng 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 500.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 73,50 – 76,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 4,7 USD lên 2.029 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và lên gần 2.040 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,36 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 12/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.976 đồng/USD, tăng 28 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.290 – 24.630 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên gần 46.000 USD thì sang phiên hôm nay đã có nhịp hồi mạnh lên 47.000 USD, trước khi lùi về 46.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,23 USD (+3,05%), lên 74,22 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 2,17 USD (+2,80%), lên 79,58 USD/thùng.

VN-Index giảm hơn 7 điểm

Áp lực chốt lời từ sớm đã khiến VN-Index có thời điểm mất hơn 12 điểm, nhưng cũng đã bật trở lại về gần tham chiếu sau đó nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Thị trường sau đó lình xình giằng co quanh mốc 1.160 điểm và biến động khá mạnh về cuối phiên khi giảm về gần 1.150 điểm, nhưng cũng đã thu hẹp đà giảm khi đóng cửa.

Đáng chú ý là thanh khoản thị trường tiếp tục cải thiện với khối lượng giao dịch trên sàn HOSE có thêm phiên tỷ đơn vị khớp lệnh và giá trị giao dịch gần 23.000 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 0,78 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 10,22 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 12/11: VN-Index giảm 7,52 điểm (-0,65%), xuống 1.154,7 điểm; HNX-Index giảm 2,39 điểm (-1,03%), xuống 230,31 điểm; UPCoM-Index giảm 0,66 điểm (-0,75%), xuống 86,9 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Năm (11/1), khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 nhích lên.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 12/2023 tăng 0,3% trong tháng 12 và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với dự báo tăng 0,2% trong tháng 12/2023.

Tuy nhiên, CPI cốt lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, trùng khớp với dự báo, cho thấy áp lực lạm phát kéo dài nhưng đang hạ nhiệt.

Kết thúc phiên 11/1: Chỉ số Dow Jones tăng 15,29 điểm (+0,04%), lên 37.711,02 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3,21 điểm (-0,06%), xuống 4.780,24 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,54 điểm (+0,003%), lên 14.970,18 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật bản tăng lên mức cao mới trong 34 năm, được củng cố bởi kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ duy trì lập trường chính sách tiền tệ nới lỏng và đồng yên yếu hơn.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,5% lên 35.577,11, trên đà đạt mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 2/1990, sau khi đạt gần mức cao nhất trong 34 năm trong ba ngày qua. Chỉ số này đã tăng 6,6% trong tuần.

Chỉ số Topix tăng 0,46% lên 2.494,23 điểm.

Trong một báo cáo mới nhất, Nomura dự báo Nikkei 225 sẽ giao dịch trong phạm vi 33.000-37.000 điểm cho đến tháng 3.

Các yếu tố hỗ trợ đà tăng đối với Nikkei 225 bao gồm sự trấn an của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) rằng họ không vội vàng chấm dứt chính sách lãi suất âm, điều này cũng hỗ trợ đồng yên yếu hơn, các nhà phân tích của Nomura cho biết.

Trong số những cổ phiếu có hiệu suất tốt nhất trong tuần này là DeNa đã tăng 12,8%, SMC Corp tăng 12,6%, Fast Retailing đã tăng 11,9% và Nintendo tăng 11,9%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, sau những dữ liệu kinh tế phân hóa, trong khi thị trường đang kỳ vọng một đợt cắt giảm lãi suất chính sách quan trọng vào đầu tuần tới.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,16% xuống 2.881,98 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,35% xuống 3.284,17 điểm.

Dữ liệu mới cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc tăng 2,3% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước, thêm vào các dấu hiệu thương mại toàn cầu đang dần hồi phục nhờ lãi xu hướng lãi suất suất giảm.

Trong khi đó, giá tiêu dùng của nước này đã giảm tháng thứ ba trong tháng 12, mặc dù chỉ giảm 0,3%, làm nổi bật về tình trạng giảm phát.

"Tiêu dùng có thể sẽ tăng vào Tết Nguyên đán, nhưng cần nhiều kích thích hơn để thúc đẩy chi tiêu hộ gia đình và loại bỏ áp lực giảm phát", các nhà phân tích của UBS cho biết trong một lưu ý.

Có kỳ vọng ngày càng tăng giữa những người tham gia thị trường về một đợt điều chỉnh lãi suất chính sách quan trọng vào đầu tuần tới, điều này có thể giúp thúc đẩy nhu cầu và hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu công nghệ và năng lượng mới.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,35% xuống 16.244,58 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,23% xuống 5.481,94 điểm.

Nhóm cổ phiếu công nghệ giảm 0,3%, trong khi các nhà sản xuất ô tô điện cũng mất điểm với, với Xpeng và Li Auto giảm lần lượt 4,8% và 2,8%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm phiên thứ tám liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ đó giữa tháng 5/2022, khi cổ phiếu các nhà sản xuất pin và các công ty nền tảng trực tuyến mất điểm.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 15,22 điểm, tương đương 0,60% xuống 2.525,05 điểm. Trong tuần, KOSPI đã giảm 1,9%.

Các nhà sản xuất pin và các công ty thương mại điện tử, thường là được xem là cổ phiếu tăng trưởng là những cổ phiếu giảm mạnh nhất.

Theo đó, Nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 1,32%, trong khi các công ty cùng ngành Samsung SDI và SK Innovation mất lần lượt 2,28% và 1,58%.

Kết thúc phiên 12/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 527,25 điểm (+1,50%), lên 35.577,11 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 4,67 điểm (-0,16%), xuống 2.881,98 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 57,46 điểm (-0,35%), xuống 16.244,58 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 15,22 điểm (-0,60%), xuống 2.525,05 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Xử lý ngân hàng yếu kém bước vào giai đoạn tăng tốc

Sau hơn chục năm kéo dài tình trạng yếu kém, các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt sẽ được “xử lý” trong năm nay nhờ sự tham gia của các ngân hàng lớn..>> Chi tiết

- Chỉ báo dòng tiền từ nhóm nhà đầu tư lớn

Sự luân chuyển tiền của nhóm nhà đầu tư có giá trị tài sản ròng cao là một chỉ báo hữu ích cho VN-Index và các kênh đầu tư..>> Chi tiết

- SSI Research khuyến nghị 6 cổ phiếu triển vọng tháng đầu năm 2024

Tiếp nối đà tăng trưởng đã tạo nền trước đó, chỉ số VN-Index sẽ theo xu hướng chuyển động tích cực dần với mức dao động 1.125 - 1.180 điểm trong tháng 01/2024..>> Chi tiết

- Lạm phát của Mỹ tháng 12 tăng cao hơn kỳ vọng

Lạm phát ở Mỹ đã tăng nhanh vào cuối năm 2023, do chi phí dịch vụ tăng cao trong khi giá hàng hóa tiếp tục sụt giảm. Con số này có thể khiến Fed thận trọng khi tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến kiểm soát lạm phát..>> Chi tiết

Tin bài liên quan