Thị trường tài chính 24h: Lạm phát sẽ được kiểm soát, nhưng lãi suất cho vay khó giảm

Thị trường tài chính 24h: Lạm phát sẽ được kiểm soát, nhưng lãi suất cho vay khó giảm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index để rơi hơn 20 điểm; Thách thức hạ lãi suất; Ngành dược “đứng ngoài” lạm phát; Định giá P/E thị trường không thể rẻ hơn; Các nhà kinh tế dự báo Fed sẽ không ngừng tăng lãi suất cho tới năm 2023…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 10/6 giảm 250.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thay đổi nào, hiện niêm yết tại 68,55 – 69,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 4,7 USD xuống mức 1.848,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về quanh 1.845 USD/ounce và giằng co nhẹ cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,40 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.065 đồng/USD, tăng 3 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.030 – 23.310 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua thủng mốc 30.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã gần như chỉ đi ngang ngay dưới mốc này cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,69 USD (+0,57%), lên 122,20 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,80 USD (+0,65%), lên 123,87 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index lao dốc

Áp lực bán luôn thường trực khá lớn khiến VN-Index chỉ kịp le lói sắc xanh rồi nhanh chóng quay đầu điều chỉnh.

Tâm lý nhà đầu tư dần mất kiên nhẫn đã gia tăng áp lực bán mạnh trên diện rộng khiến các mã lớn bé đua nhau giảm sâu và chỉ số VN-Index cắm đầu lao dốc về dưới 1.285 điểm khi đóng cửa.

Các cổ phiếu lớn như GAS -7%, PNJ -6,1%, GVR -4,9%, FPT -4,6%, PLX -4,1%, SSI -4%...

Xét về nhóm ngành,, các nhóm cổ phiếu tăng nóng thời gian qua bị chốt lời mạnh và đua nhau nằm sàn. Trong đó, nhóm chế biến thủy sản tác động mạnh nhất tới thị trường với CMX, VHC, ANV, ACL, IDI đều giảm sàn, còn FMC giảm 6,6%, ASM giảm 6,1%...

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 518.900 đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng 84,13 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 10/6: VN-Index giảm 23,72 điểm (-1,81%), xuống 1.284,08 điểm; HNX-Index giảm 6,29 điểm (-2,01%) xuống 306,44 điểm; UpCoM-Index giảm 1,18 điểm (-1,24%), xuống 93,72 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall đổ đèo lao dốc trong phiên ngày thứ Năm (9/6), do lo lắng của nhà đầu tư tăng cao trước khi dữ liệu CPI trong tháng 5 sẽ được công bố vào ngày mai với dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Đà bán tháo đột ngột xuất hiện mạnh ở cuối phiên, khi nhiều người mất kiên nhẫn và lo ngại báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 sẽ tiếp tục tăng, tức là lạm phát ở Mỹ chưa đạt đỉnh và điều này làm gia tăng khả năng Fed sẽ mạnh tay hơn trong việc tăng lãi suất.

Các cổ phiếu công nghệ theo đó gặp khó khăn lớn nhất, do nhạy cảm với lãi suất với cổ phiếu Meta Platforms (Facebook) giảm 6,4%, Amazon giảm hơn 4%, Apple mất 3,6%, Microsoft giảm 2,1%...

Kết thúc phiên 9/6, chỉ số Dow Jones giảm 638,11 điểm (-1,94%), xuống 32.272,79 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 97,95 điểm (-2,38%), xuống 4.017,82 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 332,04 điểm (-2,75%), xuống 11.754,23 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, ảnh hưởng mạnh bởi đà lao dốc của Phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,49% xuống 27.824,29 điểm. Nhưng tăng 0,23% trong tuần này. Chỉ số Topix giảm 1,32% xuống 1.943,09 điểm và tăng 0,51% trong tuần.

Các nhà đầu tư Nhật Bản lo ngại dữ liệu CPI sắp được công bố sẽ khiến chứng khoán Mỹ giảm và họ sẽ không thể phản ứng cho đến khi thị trường ở Tokyo mở cửa trở lại vào thứ Hai, do đó, áp lực bán đã chiến thắng, một người tham gia thị trường với một công ty chứng khoán trong nước cho biết.

Phiên này, các cổ phiếu tăng trưởng bao gồm các công ty công nghệ bị tụt lại, với các co như Advantest giảm 4,2% và Tokyo Electron giảm 3,22%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhờ lực mua tăng mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,42% lên 3.284,83 điểm. Chỉ số CSI300 blue-hip tăng 1,52% lên 4.238,99 điểm và tăng 3,65% trong tuần.

Cổ phiếu ô tô và lĩnh vực xe năng lượng mới nằm trong số những cổ phiếu A tăng tốt nhất, lần lượt tăng 4,26% và 4,16% nhờ mức tăng 8,19% của nhà sản xuất xe điện BYD Co Ltd và gã khổng lồ pin Contemporary Amperex Technology Co Ltd tăng 5,25%.

Cổ phiếu A tăng mạnh được thúc đẩy bởi hoạt động mua của nước ngoài, với dữ liệu của Refinitiv cho thấy dòng tiền gần 18,2 tỷ nhân dân tệ thông qua chặng chương trình kết nối chứng khoán, dòng tiền ròng hàng ngày lớn nhất kể từ ngày 9/12/2021.

Chứng khoán Hồng Kông giảm do sự lo lắng về lạm phát ở Mỹ, nhưng điểm tích cực ở nhóm cổ phiếu công nghệ.

Đóng cửa, Hang Seng-index giảm 0,29% xuống 21.806,18 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,04% lên 7.609,56 điểm.

Chỉ số công nghệ phiên này tăng hơn 1,6%, sau khi Trung Quốc đã bật đèn xanh cho Tập đoàn Ant của tỷ phú Jack Ma để hồi sinh đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Việc phê duyệt thương vụ IPO Ant “sẽ chỉ báo hiệu rằng áp lực pháp lý mà chúng tôi đã trải qua trong hơn 12 tháng đang không còn nữa, và đó sẽ là một tuyên bố rất lớn,” Andy Maynard, người đứng đầu bộ phận cổ phiếu tại China Renaissance ở Hong Kong.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm phiên thứ tư liên tiếp và công bố kết quả hoạt động hàng tuần tồi tệ nhất trong gần 5 tháng do lo ngại lạm phát tăng cao tại Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 29,57 điểm, tương đương 1,13% xuống 2.595,87 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 19/5.

Trong tuần, chỉ số này đã giảm 2,80%, mức giảm trong một tuần lớn nhất kể từ cuối tháng Giêng.

Lo ngại thắt chặt tiền tệ toàn cầu gia tăng sau cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu một ngày trước đó, trong khi sự thận trọng trước dữ liệu CPI của Mỹ đã tạo thêm áp lực lên thị trường, nhà phân tích Lee Kyoung-min của Daishin Securities cho biết.

Kết thúc phiên 10/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 422,41 điểm (-1,49%), xuống 27.824,29 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 45,88 điểm (+1,42%), lên 3.284,83 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 62,87 điểm (-0,29%), xuống 21.806,18 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 29,57 điểm (-1.13%), xuống 2.595,87 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Thách thức hạ lãi suất

Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, HSBC Việt Nam cho rằng, lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức thấp, nhưng lãi suất cho vay khó có thể giảm..>> Chi tiết

- Ngành dược “đứng ngoài” lạm phát

Trong khi hầu hết các ngành sản xuất - kinh doanh đối mặt với khó khăn do giá đầu vào tăng, thì ngành dược được nhận định đứng ngoài ảnh hưởng này..>> Chi tiết

- Định giá P/E thị trường không thể rẻ hơn, chúng ta đang ngồi trên mỏ vàng 5 năm tới nhưng sẽ có "hố bom"

Ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ SGI (SGI Capital) chia sẻ trong phiên thảo luận với chủ đề “Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vượt ghềnh” rằng, mặt bằng giá hiện nay là rẻ, thậm chí là rất rẻ..>> Chi tiết

- Các nhà kinh tế dự báo Fed sẽ không ngừng tăng lãi suất cho tới năm 2023

Theo một cuộc khảo sát của Reuters với các nhà kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản vào tháng 6 và tháng 7, với khả năng tiếp tục của một động thái tương tự vào tháng 9 và chưa tạm dừng kế hoạch tăng lãi suất cho đến năm sau..>> Chi tiết

Tin bài liên quan