Nguyễn Duy Hưng 1 cách nói, 1 cách làm

Nguyễn Duy Hưng 1 cách nói, 1 cách làm

(ĐTCK) Một trong những hạnh phúc của con người là khi vượt qua được áp lực. Người lãnh đạo là người phải biết cách tạo ra những áp lực hợp lý cho nhân viên.

TTCK 10 năm tuổi cũng là lúc SSI vượt qua chặng đường 10 năm đầu tiên. Từ khi còn nhỏ bé với vốn điều lệ chỉ 6 tỷ đồng cho đến bây giờ, SSI luôn gắn liền với 1 nhân vật, một con người mà chắc ai đã từng tham gia đầu tư chứng khoán đều đã nghe đến tên ông: Nguyễn Duy Hưng. Ông nổi danh không chỉ bởi sự trưởng thành của SSI như một niềm tự hào của nền chứng khoán Việt, mà còn vì những nhận định sắc bén, hầu như đi ngược chiều thị trường và vì thế luôn gây nhiều tranh cãi mỗi khi ông phát ngôn.

Thị trường có nhiều cách nhìn về ông, nhưng Nguyễn Duy Hưng chỉ có 1 cách nói, 1 cách làm, đó là luôn nói đúng những gì mình nghĩ và luôn làm đúng những gì đã nói.

Trong cuộc trò chuyện với ông ngày cuối năm, ông chia sẻ hai quan điểm. Một, với TTCK, nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời gian tới là phải thiết lập chuẩn mực minh bạch, bởi không minh bạch là cái gốc để mâu thuẫn phát sinh. Hai, với SSI, bắt đầu từ tháng 6/2011, SSI sẽ không thực hiện nghiệp vụ tự doanh, mà chuyên tâm cung cấp dịch vụ chứng khoán để đảm bảo không có bất kỳ sự mâu thuẫn lợi ích giữa SSI và khách hàng. "Chúng ta cùng thành công" là slogan của SSI kể từ năm 2009 và SSI kiên quyết chứng thực điều này.

Phải có chuẩn minh bạch và chế tài thực hiện minh bạch

Đánh giá cao nỗ lực của cơ quan quản lý khi lần đầu tiên thực hiện việc khởi tố hình sự một nhân vật có hành vi thao túng giá chứng khoán, nhưng Nguyễn Duy Hưng cho rằng, niềm tin của thị trường vẫn đang bị xói mòn nghiêm trọng, nên nỗ lực minh bạch hóa TTCK cần được thực hiện nhiều hơn nữa. Không riêng với TTCK, Nguyễn Duy Hưng cho rằng, công tác truyền thông chung về nền kinh tế vẫn còn kém, khiến NĐT không thể hiểu rõ điều gì đang diễn ra và đây là lý do khiến thị trường luôn bị dao động tâm lý và có cái nhìn bi quan hơn so với thực tế. Năm 2010, Việt Nam một lần nữa bị giảm định mức tín nhiệm do một số tổ chức quốc tế xếp hạng. Đây là một sự kiện đáng suy nghĩ ở tầm vĩ mô, vì sự kiện này có ảnh hưởng đến cái nhìn của NĐT quốc tế về môi trường đầu tư tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của các DN Việt.

Ông từng nói không minh bạch là cái gốc để mâu thuẫn phát sinh, nhưng làm thế nào để có được sự minh bạch?

Để minh bạch, điều đầu tiên là phải có chuẩn mực về sự minh bạch và sau đó là phải có chế tài cho sự minh bạch. Trên TTCK, các DN niêm yết đã phần nào phải thực hiện trách nhiệm minh bạch hóa hoạt động, nhưng nhìn rộng ra với cả nền kinh tế thì đây chỉ là một nhóm nhỏ. Nếu các DNNN cũng phải thực hiện kiểm toán và công khai thông tin thì bức tranh thực về nền kinh tế, về sức khỏe của DN sẽ được công chúng nhận diện rõ ràng hơn.

Nhưng ý thức về sự minh bạch ngay cả với DN đã niêm yết vẫn còn hạn chế. Chẳng hạn năm qua có tình trạng DN niêm yết mập mờ trong thông tin ra công chúng, nhất là thông tin về dự án, để từ đây, các đội lái, trong đó có cả CTCK vào cuộc, đẩy đưa giá bằng những tin đồn, lúc thì rỉ tai, lúc thì tung lên các diễn đàn mạng, thưa ông?

Không thể mong các chủ thể tự ý thức minh bạch, mà vấn đề là cơ quan quản lý có nghĩa vụ xây dựng chuẩn mực minh bạch và chế tài cho sự minh bạch. Tại sao tình trạng làm giá, tin đồn, đội lái… lại phát tác rộng rãi trong năm 2010, đó là bởi TTCK vẫn còn thiếu minh bạch và thiếu chế tài cho sự minh bạch. Dù việc xử phạt hành chính đã được thực thi, nhưng nhà quản lý còn có 1 chế tài quan trọng nhất chưa được dùng: đó là rút giấy phép hoạt động.

Mục đích chính của chế tài là răn đe các đối tượng có khả năng sai phạm, chứ không phải triệt tiêu sự phát triển, nhưng nếu chế tài chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính thì sẽ không đủ sức răn đe. Nếu TTCK áp dụng cả chế tài rút giấy phép, chắc chắn các pháp nhân trên thị trường sẽ ngay lập tức phải kiểm soát sự minh bạch trong hoạt động của chính mình, vì với DN, rút giấy phép đồng nghĩa với phá sản.

Ông cũng biết, UBCK với vị trí là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, vẫn còn có rất nhiều hoạt động chịu sự phụ thuộc của các cơ quan chức năng. Ngay cả việc năm qua TTCK gần như bội thực cổ phiếu phát hành thêm, dư luận cho là vì UBCK cấp phép nhiều, nhưng cơ quan này thì bảo DN đủ các điều kiện theo quy định thì phải cấp phép cho họ phát hành, không thể dừng lại được?

Việc phân quyền quản lý TTCK để đảm bảo đủ sức thực hiện những chế tài có sức mạnh thực sự là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng. Ở đây, tôi chỉ muốn nêu quan điểm rằng, trên một thị trường đã tương đối rộng và phức tạp như hiện tại, nếu không có các chế tài đủ mạnh thì sẽ không thể lập được trật tự minh bạch trong công bố thông tin, trong giao dịch chứng khoán. Và khi không minh bạch thì cũng là lúc những mặt trái của TTCK sẽ lấn át, gây ảnh hưởng đến niềm tin và quyền lợi của NĐT chân chính.

Về việc phát hành, UBCK có một cây gậy rất mạnh, đó là quyền xem xét phương án sử dụng vốn khả thi, từ đó mới chấp thuận hoặc không chấp thuận cho DN phát hành. Mọi cơ chế được đặt ra là để giúp con người thực thi quyền quản lý, cơ chế bản thân nó không bao giờ có lỗi.

Từ tháng 6/2011, SSI sẽ không tự doanh

Ông cho rằng, vấn đề lớn nhất cần làm với nền kinh tế, với TTCK năm nay là minh bạch hóa hoạt động. Vậy với SSI, chuẩn mực này được thực hiện như thế nào?

Không phải bây giờ mà 10 năm qua, SSI luôn lấy tiêu chí minh bạch là sức mạnh, là vũ khí cạnh tranh để vươn lên. Năm 2011, chúng tôi sẽ thực hiện việc này mạnh mẽ hơn nữa, đó là chính thức tách toàn bộ hoạt động tự doanh ra khỏi CTCK. CTCK sẽ chỉ còn một sứ mệnh là cung cấp dịch vụ đầu tư tốt nhất cho khách hàng. Sự thay đổi của SSI thể hiện một quan điểm rõ ràng rằng, tại SSI, hoàn toàn không có sự trục lợi nào trên cơ sở quản lý một danh mục khách hàng đầu tư lớn nhất TTCK như hiện nay, mà đây đó dư luận từng lo ngại về các CTCK.

Việc chuyển toàn bộ nguồn vốn từ hoạt động tự doanh cho công ty quản lý quỹ quản lý là nằm trong chiến lược phát triển dài hạn của SSI, với mục tiêu cuối cùng là giữ vững niềm tin của NĐT và mang lại hiệu quả cao nhất cho cổ đông.

10 năm qua, TTCK Việt Nam đã tạo nên một lớp DN lớn mạnh, trong đó có SSI. Ở  vai trò cầm lái SSI, có lẽ ông là CEO mang đến nhiều cảm nhận khác biệt nhất với  giới truyền thông và những người từng tham gia TTCK. Vậy đâu là hình ảnh thực về Nguyễn Duy Hưng?

Tôi là người không ngại bày tỏ quan điểm của mình và luôn nói đúng như những gì mình nghĩ. Tôi nghĩ, sau tất cả những biến cố, thị trường sẽ hiểu mình hơn. Thời gian sẽ giúp chúng ta hiểu một điều: chỉ sự thật mới là thứ có giá trị.

Ai cũng biết ông là người sáng lập và có công lớn nhất trong việc tạo dựng nên SSI hôm nay, nhưng tỷ lệ sở hữu hiện dưới 10%. Một trong những nét lớn trên TTCK 2010 là nở rộ hoạt động M&A, trong đó với nhiều lãnh đạo DN thì điều họ sợ nhất là bị thâu tóm ngầm. Với ông, có khi nào ông lo lắng về điều này?

SSI hôm nay là thành quả của sự đoàn kết, sáng tạo và nỗ lực vươn lên của một tập thể những con người tâm huyết, những cổ đông trung thành và những đối tác gắn bó. Trong cơ cấu cổ đông Công ty, song hành cùng chúng tôi là Daiwa, ANZ…, nên nếu hỏi tôi có sợ SSI bị thâu tóm ngầm hay không, câu trả lời của tôi là hoàn toàn không. Hơn nữa, với vốn hóa thị trường trên 10.000 tỷ đồng, SSI đã lớn đến mức mà ai đó nếu có khả năng thâu tóm SSI thì cũng có đủ khả năng lãnh đạo SSI.

10 năm nay, tôi chưa bao giờ thích làm Tổng giám đốc SSI và vẫn luôn đi tìm một ứng viên cho vị trí này. Trong từng giai đoạn, SSI từng có và cần có một tổng giám đốc có khả năng đề ra các giá trị cho Công ty và tổ chức thực hiện được chuỗi giá trị ấy, đáp ứng được các mục tiêu chiến lược của HĐQT. Tại SSI, cơ hội cho các vị trí lãnh đạo luôn rộng mở với những ai thực sự đủ năng lực và tâm huyết vì sự phát triển vững mạnh của Công ty.

TTCK 10 năm tuổi cũng là lúc SSI vượt qua chặng đường 10 năm đầu tiên. Từ khi còn nhỏ bé với vốn điều lệ chỉ 6 tỷ đồng cho đến bây giờ, SSI luôn gắn liền với 1 nhân vật, một con người mà chắc ai đã từng tham gia đầu tư chứng khoán đều đã nghe đến tên ông: Nguyễn Duy Hưng. Ông nổi danh không chỉ bởi sự trưởng thành của SSI như một niềm tự hào của nền chứng khoán Việt, mà còn vì những nhận định sắc bén, hầu như đi ngược chiều thị trường và vì thế luôn gây nhiều tranh cãi mỗi khi ông phát ngôn.

Thị trường có nhiều cách nhìn về ông, nhưng Nguyễn Duy Hưng chỉ có 1 cách nói, 1 cách làm, đó là luôn nói đúng những gì mình nghĩ và luôn làm đúng những gì đã nói. Trong cuộc trò chuyện với ông ngày cuối năm, ông chia sẻ hai quan điểm. Một, với TTCK, nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời gian tới là phải thiết lập chuẩn mực minh bạch, bởi không minh bạch là cái gốc để mâu thuẫn phát sinh. Hai, với SSI, bắt đầu từ tháng 6/2011, SSI sẽ không thực hiện nghiệp vụ tự doanh, mà chuyên tâm cung cấp dịch vụ chứng khoán để đảm bảo không có bất kỳ sự mâu thuẫn lợi ích giữa SSI và khách hàng. "Chúng ta cùng thành công" là slogan của SSI kể từ năm 2009 và SSI kiên quyết chứng thực điều này.

Phải có chuẩn minh bạch và chế tài thực hiện minh bạch

Đánh giá cao nỗ lực của cơ quan quản lý khi lần đầu tiên thực hiện việc khởi tố hình sự một nhân vật có hành vi thao túng giá chứng khoán, nhưng Nguyễn Duy Hưng cho rằng, niềm tin của thị trường vẫn đang bị xói mòn nghiêm trọng, nên nỗ lực minh bạch hóa TTCK cần được thực hiện nhiều hơn nữa. Không riêng với TTCK, Nguyễn Duy Hưng cho rằng, công tác truyền thông chung về nền kinh tế vẫn còn kém, khiến NĐT không thể hiểu rõ điều gì đang diễn ra và đây là lý do khiến thị trường luôn bị dao động tâm lý và có cái nhìn bi quan hơn so với thực tế. Năm 2010, Việt Nam một lần nữa bị giảm định mức tín nhiệm do một số tổ chức quốc tế xếp hạng. Đây là một sự kiện đáng suy nghĩ ở tầm vĩ mô, vì sự kiện này có ảnh hưởng đến cái nhìn của NĐT quốc tế về môi trường đầu tư tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của các DN Việt.

 

Ông từng nói không minh bạch là cái gốc để mâu thuẫn phát sinh, nhưng làm thế nào để có được sự minh bạch?

Để minh bạch, điều đầu tiên là phải có chuẩn mực về sự minh bạch và sau đó là phải có chế tài cho sự minh bạch. Trên TTCK, các DN niêm yết đã phần nào phải thực hiện trách nhiệm minh bạch hóa hoạt động, nhưng nhìn rộng ra với cả nền kinh tế thì đây chỉ là một nhóm nhỏ. Nếu các DNNN cũng phải thực hiện kiểm toán và công khai thông tin thì bức tranh thực về nền kinh tế, về sức khỏe của DN sẽ được công chúng nhận diện rõ ràng hơn.

 

Nhưng ý thức về sự minh bạch ngay cả với DN đã niêm yết vẫn còn hạn chế. Chẳng hạn năm qua có tình trạng DN niêm yết mập mờ trong thông tin ra công chúng, nhất là thông tin về dự án, để từ đây, các đội lái, trong đó có cả CTCK vào cuộc, đẩy đưa giá bằng những tin đồn, lúc thì rỉ tai, lúc thì tung lên các diễn đàn mạng, thưa ông?

Không thể mong các chủ thể tự ý thức minh bạch, mà vấn đề là cơ quan quản lý có nghĩa vụ xây dựng chuẩn mực minh bạch và chế tài cho sự minh bạch. Tại sao tình trạng làm giá, tin đồn, đội lái… lại phát tác rộng rãi trong năm 2010, đó là bởi TTCK vẫn còn thiếu minh bạch và thiếu chế tài cho sự minh bạch. Dù việc xử phạt hành chính đã được thực thi, nhưng nhà quản lý còn có 1 chế tài quan trọng nhất chưa được dùng: đó là rút giấy phép hoạt động. Mục đích chính của chế tài là răn đe các đối tượng có khả năng sai phạm, chứ không phải triệt tiêu sự phát triển, nhưng nếu chế tài chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính thì sẽ không đủ sức răn đe. Nếu TTCK áp dụng cả chế tài rút giấy phép, chắc chắn các pháp nhân trên thị trường sẽ ngay lập tức phải kiểm soát sự minh bạch trong hoạt động của chính mình, vì với DN, rút giấy phép đồng nghĩa với phá sản.

 

Ông cũng biết, UBCK với vị trí là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, vẫn còn có rất nhiều hoạt động chịu sự phụ thuộc của các cơ quan chức năng. Ngay cả việc năm qua TTCK gần như bội thực cổ phiếu phát hành thêm, dư luận cho là vì UBCK cấp phép nhiều, nhưng cơ quan này thì bảo DN đủ các điều kiện theo quy định thì phải cấp phép cho họ phát hành, không thể dừng lại được?

Việc phân quyền quản lý TTCK để đảm bảo đủ sức thực hiện những chế tài có sức mạnh thực sự là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng. Ở đây, tôi chỉ muốn nêu quan điểm rằng, trên một thị trường đã tương đối rộng và phức tạp như hiện tại, nếu không có các chế tài đủ mạnh thì sẽ không thể lập được trật tự minh bạch trong công bố thông tin, trong giao dịch chứng khoán. Và khi không minh bạch thì cũng là lúc những mặt trái của TTCK sẽ lấn át, gây ảnh hưởng đến niềm tin và quyền lợi của NĐT chân chính.

Về việc phát hành, UBCK có một cây gậy rất mạnh, đó là quyền xem xét phương án sử dụng vốn khả thi, từ đó mới chấp thuận hoặc không chấp thuận cho DN phát hành. Mọi cơ chế được đặt ra là để giúp con người thực thi quyền quản lý, cơ chế bản thân nó không bao giờ có lỗi.

Từ tháng 6/2011, SSI sẽ không tự doanh

Ông cho rằng, vấn đề lớn nhất cần làm với nền kinh tế, với TTCK năm nay là minh bạch hóa hoạt động. Vậy với SSI, chuẩn mực này được thực hiện như thế nào?

Không phải bây giờ mà 10 năm qua, SSI luôn lấy tiêu chí minh bạch là sức mạnh, là vũ khí cạnh tranh để vươn lên. Năm 2011, chúng tôi sẽ thực hiện việc này mạnh mẽ hơn nữa, đó là chính thức tách toàn bộ hoạt động tự doanh ra khỏi CTCK. CTCK sẽ chỉ còn một sứ mệnh là cung cấp dịch vụ đầu tư tốt nhất cho khách hàng. Sự thay đổi của SSI thể hiện một quan điểm rõ ràng rằng, tại SSI, hoàn toàn không có sự trục lợi nào trên cơ sở quản lý một danh mục khách hàng đầu tư lớn nhất TTCK như hiện nay, mà đây đó dư luận từng lo ngại về các CTCK. Việc chuyển toàn bộ nguồn vốn từ hoạt động tự doanh cho công ty quản lý quỹ quản lý là nằm trong chiến lược phát triển dài hạn của SSI, với mục tiêu cuối cùng là giữ vững niềm tin của NĐT và mang lại hiệu quả cao nhất cho cổ đông.

 

10 năm qua, TTCK Việt Nam đã tạo nên một lớp DN lớn mạnh, trong đó có SSI. Ở  vai trò cầm lái SSI, có lẽ ông là CEO mang đến nhiều cảm nhận khác biệt nhất với  giới truyền thông và những người từng tham gia TTCK. Vậy đâu là hình ảnh thực về Nguyễn Duy Hưng?

Tôi là người không ngại bày tỏ quan điểm của mình và luôn nói đúng như những gì mình nghĩ. Tôi nghĩ, sau tất cả những biến cố, thị trường sẽ hiểu mình hơn. Thời gian sẽ giúp chúng ta hiểu một điều: chỉ sự thật mới là thứ có giá trị.

 

Ai cũng biết ông là người sáng lập và có công lớn nhất trong việc tạo dựng nên SSI hôm nay, nhưng tỷ lệ sở hữu hiện dưới 10%. Một trong những nét lớn trên TTCK 2010 là nở rộ hoạt động M&A, trong đó với nhiều lãnh đạo DN thì điều họ sợ nhất là bị thâu tóm ngầm. Với ông, có khi nào ông lo lắng về điều này?

SSI hôm nay là thành quả của sự đoàn kết, sáng tạo và nỗ lực vươn lên của một tập thể những con người tâm huyết, những cổ đông trung thành và những đối tác gắn bó. Trong cơ cấu cổ đông Công ty, song hành cùng chúng tôi là Daiwa, ANZ…, nên nếu hỏi tôi có sợ SSI bị thâu tóm ngầm hay không, câu trả lời của tôi là hoàn toàn không. Hơn nữa, với vốn hóa thị trường trên 10.000 tỷ đồng, SSI đã lớn đến mức mà ai đó nếu có khả năng thâu tóm SSI thì cũng có đủ khả năng lãnh đạo SSI. 10 năm nay, tôi chưa bao giờ thích làm Tổng giám đốc SSI và vẫn luôn đi tìm một ứng viên cho vị trí này. Trong từng giai đoạn, SSI từng có và cần có một tổng giám đốc có khả năng đề ra các giá trị cho Công ty và tổ chức thực hiện được chuỗi giá trị ấy, đáp ứng được các mục tiêu chiến lược của HĐQT. Tại SSI, cơ hội cho các vị trí lãnh đạo luôn rộng mở với những ai thực sự đủ năng lực và tâm huyết vì sự phát triển vững mạnh của Công ty.

Tin bài liên quan