MBS: Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu PNJ, với giá mục tiêu 92.200 đồng/CP

Nguồn : MBS - CTCK MB

Ngành : Vàng bạc

Download : baocaocpanhatpnj-3312.pdf

Lũy kế 11 tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của CTCP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) lần lượt đạt 31.063 tỷ đồng (tăng 85,4% so với cùng kỳ) và 1.639 tỷ đồng (tăng 96,1% so với cùng kỳ). Với kết quả này, PNJ đã hoàn thành xuất sắc 120% kế hoạch doanh thu và 124% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

Mảng bán lẻ lũy kế 11 tháng tăng 92,3% so với cùng kỳ. Doanh thu sỉ tăng 71,6% so với cùng kỳ trên nền thấp của 2021 – thời điểm các cửa hàng nhỏ lẻ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19. Doanh thu vàng 24K tăng 84,8% so với cùng kỳ.

Tại ngày 30/11/2022, PNJ đã có tổng cộng 362 cửa hàng tại 55/63 tỉnh thành. Hệ thống PNJ có 362 cửa hàng độc lập bao gồm 341 cửa hàng PNJ Gold, 7 cửa hàng PNJ Silver (+287 SiS), 3 cửa hàng CAO Fine Jewellery (+12 SiS), 5 cửa hàng Style by PNJ (+27 SiS) và 3 cửa hàng PNJ Watch (+84 SiS) và 3 cửa hàng PNJ Art.

Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ và thay đổi giá mục tiêu của PNJ lên 92.200 đồng/cổ phiếu (+12% tăng giá, sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền). Các yếu tố thúc đẩy giá: (1) Hưởng lợi khi tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng (2) Tiếp tục mở rộng chiếm lĩnh thị phần Mảng bán lẻ, (3) Đổi mới, tái cơ cấu, áp dụng chuyển đổi số, triển khai nhiều chương trình nhằm mở rộng tệp khách hàng.

Rủi ro đầu tư: Kinh tế Việt Nam phải đối mặt với các yếu tố gây nên áp lực lạm phát có thể ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với mặt hàng xa xỉ. Tuy khả năng xảy ra không cao, rủi ro dịch bệnh vẫn còn hiện hữu khi có thể xuất hiện 1 biến chủng kháng vắc xin, khiến các lệnh giãn cách xã hội được tái áp dụng. Nếu trường hợp này xảy ra, ngành bán lẻ sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể tương tự như năm 2021.