Những cổ phiếu biến động mạnh nhất nửa đầu năm

Những cổ phiếu biến động mạnh nhất nửa đầu năm

Cùng với những cổ phiếu tăng gấp đôi, ba lần khiến chứng khoán Việt Nam thành một trong các thị trường nóng nhất thế giới, cũng có nhiều mã giảm mạnh suốt nửa năm qua.

> Chứng khoán Việt Nam 'nóng' thứ 7 thế giới

 

Tăng giá mạnh nhất kể từ đầu năm là cổ phiếu CLG của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec. So với mức giá 4.700 đồng ngày 28/12, đóng cửa phiên giao dịch 11/6, CLG đã tăng hơn 3,5 lần, lên 16.700 đồng với lượng giao dịch từ đầu năm đạt trên 10 triệu cổ phiếu.

 

Tuy nhiên, xét về kết quả kinh doanh, Cotec không phải là đơn vị đạt thành tích nổi bật. Quý I, doanh thu thuần đạt 82 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ, nhưng lãi sau thuế chỉ còn 690 triệu đồng giảm hơn 40% so với năm ngoái.

 

Sau CLG, cổ phiếu HSG của Công ty cổ phần  Tập đoàn Hoa Sen (Tôn Hoa Sen, Mã: HSG) là mã có lượng tăng mạnh nhất từ đầu năm. Hiện, HSG có giá 47.200 đồng, gấp hơn 2,5 lần so với mức giá của phiên cuối cùng năm 2012. Tuy không phải mức giá đỉnh điểm nhưng cũng nằm trong ngưỡng cao nhất của cổ phiếu này. Thanh khoản của HSG 10 phiên gần nhất đạt gần 455.000 cổ phiếu.

 

Xét về kết quả kinh doanh, Hoa Sen cũng là một trong những công ty có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Hoạt động với niên độ kinh doanh bắt đầu từ ngày 1/10 đến 30/9 hàng năm, theo báo cáo tài chính 8 tháng, dù mức doanh thu mới bằng gần 70% mục tiêu, nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty đã vượt kế hoạch cả năm gần 30%, đạt 513 tỷ đồng. Kết quả này cũng ngưỡng tốt nhất Hoa Sen đạt được kể từ khi chính thức niêm yết vào năm 2008.

Những cổ phiếu biến động mạnh nhất nửa đầu năm ảnh 1 

Nhiều cổ phiếu được xem là gà đẻ trứng vàng cho nhà đầu tư, nhưng cũng không ít mã khiến túi tiền dân chứng khoán với đi. Ảnh: Bạch Hường

 

Cùng với CLG và HSG, theo thống kê của VnExpress.net và CTCK VnDriect (VND), còn khoảng hơn 10 đơn vị trên hai sàn chứng khoán có giá cổ phiếu tăng gấp đôi.

 

Trong đó, cổ phiếu BTP của Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa hiện có giá 15.700 đồng, gấp gần 2,6 lần so với mức kết phiên cuối năm. Lượng giao dịch của BTP cũng ở mức khá cao, đạt trên 40 triệu cổ phiếu từ đầu năm.

 

Song song giá cổ phiếu tăng, về kết quả kinh doanh, quý I, Nhiệt điện Bà Rịa cũng có kết quả khá khả quan. Trong đó, nhờ chênh lệch tỷ giá và giá điện tăng, công ty đã khác phục được khoản lỗ hơn 12 tỷ đồng quý I năm ngoái để đạt mức lãi sau thuế trên 47 tỷ đồng ba tháng đầu năm.

 

10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất 6 tháng đầu năm

 

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 10/6

Giá đóng cửa ngày 28/12

Tăng (lần)

CLG

16.700

4.700

3,55

HSG

47.900

18.200

2,63

BTP

15.700

6.100

2,57

CAP

28.800

12.200

2,35

HLY

20.000

8.700

2,3

TBX

19.800

8.800

2,24

TCM

12.600

5.800

2,17

PET

24.500

11.200

2,17

DST

5.700

2.700

2,11

VBH

18.000

8.600

2,08

 

10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất 6 tháng đầu năm

 

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 10/6

Giá đóng cửa ngày 28/12

Giảm (lần)

MMC

3.000

8.400

-2,8

HTB

19.300

44.400

-2,3

HHL

800

1.800

-2,2

DHM

11.200

24.800

-2,2

ALP

4.200

9.000

-2,1

ALT

10.400

19.600

-1,8

TSM

2.700

5.000

-1,8

PDR

9.500

17.500

-1,8

SVT

7.500

13.500

-1,8

LUT

3.700

6.600

-1,7

 

 

Cổ phiếu PET của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí cũng là mã có mức tăng mạnh thời gian qua. So với giá cuối năm ngoái, hiện, PET đã  tăng hơn 2 lần, lên 24.500 đồng. Đồng thời, đây cũng là một trong những mã giao dịch mạnh nhất sàn với tổng khối lượng khớp lệnh lên 83 triệu cổ phiếu.

 

Kết quả kinh doanh của công ty cũng khá tốt trong thời gian qua. Trong đó, lợi nhuận sau thuế quý I tăng 1,73% so với cùng kỳ năm trước, lên 52,8 tỷ đồng. Mới đây, PET cũng được FTSE đưa vào danh mục với tỷ trọng lên tới 49%.

 

Anh Đào Văn Long, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết PET hiện là một trong những mã ưa chuộng của anh do tính thanh khoản cao, mức tăng lại đều. “Đợt sóng vừa rồi, PET cũng thuộc diện tăng điểm mạnh. Nhưng ngoại trừ quỹ ETF, hầu như không nhiều nhà đầu tư cá nhân đủ kiên nhẫn giữ PET một mạch suốt nửa năm qua để chờ lãi”, anh Long nói thêm.

 

Sàn chứng khoán trong gần nửa năm qua cũng chứng kiến sự mất giá mạnh của nhiều cổ phiếu. Trong đó MMC của Công ty cổ phần Khoáng sản Mangan giảm giá mạnh nhất.

 

Đóng cửa phiên ngày 10/6, MMC có giá 3.000 đồng một cổ phiếu, trong khi tại ngày 28/12, mức giá này đạt 8.400 đồng. Thanh khoản của MMC suốt gần 6 tháng qua đạt 91.000 cổ phiếu.

 

Hiện mã này cũng nằm trong diện kiểm soát do lỗ sau thuế 2 năm liên tiếp. Theo báo cáo quý I, Khoáng sản Mangan lỗ sau thuế hơn 2,7 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái công ty cũng lỗ 2,65 tỷ đồng. Đến 31/3, lỗ cơ bản trên một cổ phiếu MMC (EPS) xuống âm 868 đồng.

Một cổ phiếu khác cũng đi xuống là HHL của Công ty  cổ phần Hồng Hà Long An. Cuối tháng 12/2012, giá HHL còn 1.800 đồng. Nhưng đóng cửa phiên ngày 10/6, giá một cổ phiếu HHL giảm còn 800 đồng.

 

Dù vậy, thanh khoản của HHL vẫn có phần lạc quan hơn MMC khi tổng khối lượng giao dịch từ đầu năm đến nay lớn gấp 8 lần, đạt 734.300 cổ phiếu. HHL hiện cũng là cổ phiếu bị kiểm soát do lỗ sau thuế 2 năm liên tiếp (2011-2012). Sang quý I/2013, công ty vẫn lỗ tiếp 780 triệu đồng, lỗ cơ bản trên một cổ phiếu là âm 284 đồng.

 

Lên sàn từ cuối năm ngoái, nhưng cổ phiếu DHM của Công ty cổ phần Thương mại và Khai thác khoáng sản Dương Hiếu lại giảm khá mạnh. 6 tháng qua, DHM đã mất hơn một nửa giá trị, hiện, còn 11.200 đồng, t uy nhiên, thanh khoản khá cao, đạt trên 60,4 triệu cổ phiếu.

 

Ngược với mức giảm cổ phiếu, quý I, lãi sau thuế của Dương Hiếu vẫn bằng 25% so với mức thực hiện cả năm ngoái, đạt gần 2,8 tỷ đồng. Đồng thời, doanh thu thuần cũng đạt trên 100 tỷ đồng sau ba tháng kinh doanh, bằng một phần ba tổng nguồn vốn của công ty.