BHS có doanh thu cao nhất so với các DN niêm yết cùng ngành nhờ sự linh hoạt về nguồn hàng hoá cũng nhu hệ thống phân phối rộng rãi

BHS có doanh thu cao nhất so với các DN niêm yết cùng ngành nhờ sự linh hoạt về nguồn hàng hoá cũng nhu hệ thống phân phối rộng rãi

Cổ phiếu ngành mía đường: “Mật ngọt” hút đầu tư

Quý I vừa qua các DN trong ngành mía đường đã thu được những khoản lợi nhuận mà bất kỳ DN nào cũng phải thèm khát.

Các nhà đầu tư sở hữu CP của những DN ngành này cũng đã thu hoạch được những khoản lợi nhuận không nhỏ từ cổ tức. Vậy điều gì làm ngành mía đường hút nhà đầu tư bỏ vốn vào vào lĩnh vực này ?

 

Cổ đông lớn đầu tư

 

Thời  gian qua công luận đã chứng kiến sự rút vốn của gia đình ông Đặng Văn Thành khỏi NH Sacombank (STB). Tổng số tiền mà gia đình ông Thành thu về sau khi rút hết vốn tại STB vào khoảng 4.000 tỉ đồng. Vậy số tiền này để làm gì ?

 

Được biết, hiện gia đình ông Thành đã bỏ vốn vào 4 Cty mía đường niêm yết trên sàn chứng khoán là SBT (Cty CP Bourbon Tây Ninh), BHS (Cty CP đường Biên Hòa), NHS (Cty CP đường Ninh Hòa) và Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC). Theo báo cáo tài chính của 4 Cty trên, tính đến nay, sở hữu của nhóm gia đình ông Thành tại SBT là hơn 65%, BHS hơn 38%, NHS trên 41% và SEC hơn 21%.

 

Như vậy, trong 6 Cty mía đường niêm yết, thì gia đình ông Thành chỉ chưa có mặt tại Đường Lam Sơn (LSS) và Đường Kon Tum (KTS). Dựa vào tỉ lệ sở hữu chi phối tại các Cty mía đường, có thể nói nhóm nhà đầu tư này đã ảnh hưởng khá lớn trong tổng sản lượng cung đường cả nước.

 

Ông Nguyễn Hoàng Ân - Chuyên viên phân tích thị trường cho biết, sản lượng đường sản xuất dự báo trong năm 2012 tại SBT là 95.000 tấn, NHS là 35.000 tấn, BHS 39.000 tấn và SEC 42.500 tấn. Như vậy, tổng cộng, nhóm gia đình ông Thành có thể chi phối sản lượng khoảng 211.000 tấn đường. Con số này khá nhỏ so với tổng cung đường (Khoảng13% cung đường cho năm 2012). Tuy nhiên, nếu tính trên sản lượng cả những Cty đường chưa niêm yết mà nhóm này sở hữu, tỉ lệ chi phối về sản lượng đã trên 30%”. Có thể nói, ở một thị trường đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ như hiện nay, kiểm soát một tỉ trọng lớn của tổng sản lượng mía đường sẽ đem lại lợi thế không nhỏ cho một nhóm tổ chức trong việc kiểm soát giá cả và cung cầu trên thị trường.

 

Đến DN niêm yết cũng hút nhà đầu tư

 

Báo cáo phân tích ngành mía đường của Cty CK ACB (ACBS) đã đưa ra nhận định rằng, với mức giá hiện tại, P/E (hệ số giá/thu nhập một cổ phiếu) của các Cty đường ở mức khá thấp, khoảng 3 - 4 lần, với tỷ lệ chi trả cổ tức so với thị giá là khá cao. Đây là mức giá khá hấp dẫn để nhà đầu tư dài hạn hưởng cổ tức.

 

Xét về doanh thu tài chính, kết thúc quí 1, các DN mía đường niêm yết trên sàn chứng  khoán đều công bố kết quả kinh doanh rất khả quan. Dẫn đầu là KTS đạt lợi nhuận sau thuế quí 1 là 16,2 tỉ đồng, đạt 47% kế hoạch cả năm 2012. Lãi cơ bản trên cổ phiếu quí 1 của KTS cũng đạt mức cao nhất trong số các DN  mía đường niêm yết (4.154 đồng/CP)...

   

SBT tuy đạt lợi nhuận sau thuế 95,2 tỉ đồng, nhưng chỉ bằng 52% so với quí trước. Nguyên nhân do giá vốn đường tăng hơn 65% so với cùng kỳ nên mặc dù tổng doanh thu cao hơn  năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế của SBT chỉ đạt được mức khiêm tốn. Tuy nhiên, theo đánh giá ABCS,  lợi thế của SBT là cty có khả năng độc lập tài chính nhất cao nhờ nguồn vốn lớn, cty cũng dẫn đầu về lợi nhuận nhờ hệ thống máy móc hiện đại và hoạt động đầu tư cho nông dân. Ngày 9/5 SBT chốt quyền trả cổ tức 20%.

 

BHS có doanh thu cao nhất so với các DN niêm yết cùng ngành nhờ sự linh hoạt về nguồn hàng hoá cũng nhu hệ thống phân phối rộng rãi. Với doanh thu tăng 13,62%, tương ứng 83 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy, lợi nhuận sau thuế của BHS chỉ đạt trên 30 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế của SEC cũng chỉ đạt 60% cùng kỳ năm ngoái, nhưng Cty cũng đã hoàn thành 32% chỉ tiêu năm 2012 chỉ trong quí 1. Lợi nhuận sau thuế LSS là 24,3 tỉ đồng, Cty chia cổ từc 15%/năm.

 

Ngoài các DN niêm yết, nhiều Cty trong ngành mía đường vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Đó là Cty CP Mía đường 333 (S33), Cty CP Mía đường La Ngà, Cty cổ CP Đường Quảng Ngãi... Nguyên nhân chính do sản lượng mía đường vụ mùa 2011 - 2012 lần đầu tiên vượt nhu cầu tiêu thụ trong nước, các DN có điều kiện xuất khẩu ra thị trường ngoài nước. Giá bán sang thị trường nước ngoài cũng cao hơn thị trường trong nước. Điều này tạo điều kiện cho các DN mía đường mở rộng quy mô trong năm nay, và đây cũng là cơ hội tốt để các nhà đầu tư..