Lạm phát sẽ làm giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng về thu nhập.

Lạm phát sẽ làm giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng về thu nhập.

Giá cả tăng: Phân hóa giàu nghèo sẽ nhanh và mạnh hơn

Chỉ số tăng giá đến cuối tháng 10/2007 đã là 8,12% và chưa có nhiều dấu hiệu giá cả sẽ tăng chậm lại, bất chấp mọi nỗ lực chống tăng giá của Chính phủ. Trong bối cảnh tăng giá, cả nền kinh tế đang gánh chịu những hậu quả ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nhóm người nghèo vẫn luôn là đối tượng bị tác động nhiều nhất; giá cả tăng, một nguyên nhân khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng lên, những bất bình đẳng xã hội vì thế ngày càng lộ rõ.

 

PGS. TS Ngô Trí Long, Học viện Tài chính - Bộ Tài chính đã trao đổi với báo chí về vấn đề tăng giá trên thị trường và những tác động tới đời sống người dân.

 

Thưa ông, với tốc độ tăng giá như những tháng vừa qua thì con số 8,5% đã được nhiều chuyên gia và nhà quản lý dự kiến trong công tác điều hành giá chắc sẽ dễ dàng bị vượt qua?

 

Mức tăng giá tính đến cuối tháng 10/2007, so với tháng 12/2006 đã là 8,12%. Trong khi đó vẫn còn 2 tháng nữa mới hết năm 2007, thời gian còn lại của năm thực sự là một khó khăn, nhiều thách thức đối với công tác điều hành giá cả. Những tháng cuối năm, theo quy luật, thường có mức độ tăng giá cao do nhu cầu tiêu dùng và lượng tiền mặt đưa vào lưu thông nhiều... Dự báo của các chuyên gia thì 2 tháng cuối năm cố kìm giữ mức tăng giá khoảng 0,3-0,5%. Đây cũng là một mục tiêu rất khó khăn nhưng nếu diễn biến đúng dự báo thì cũng đã vượt qua con số 8,5%.

 

Tình hình tăng giá năm nay có nhiều yếu tố khách quan nằm ngoài sự dự kiến của chúng ta như giá thế giới tăng. Đến nay, giá dầu đã lên đến mức 97 USD/thùng, giá vàng đứng trên 800 USD/ounce, giá nguyên liệu tăng cao... trong khi đó, ở trong nước tình hình thiên tai, dịch bệnh rất phức tạp khiến cho việc điều hành, bình ổn giá cả gặp nhiều bất lợi. Trong điều kiện đó, tôi cho rằng, kìm chế tăng giá ở mức một con số, dưới 10%  là có ý nghĩa cho phát triển kinh tế và đời sống của người dân.

 

Giá cả tăng: Phân hóa giàu nghèo sẽ nhanh và mạnh hơn ảnh 1
PGS.TS Ngô Trí Long - Học viện Tài chính - Bộ Tài chính

Có một đặc điểm của tăng giá năm nay là giá tăng tập trung vào nhóm hàng tiêu dùng, nhất là lương thực - thực phẩm, nhà ở. Chính vì thế, tăng giá sẽ tác động trực tiếp đến bữa cơm và cuộc sống hàng ngày của người dân. Điều này sẽ tác động thế nào đến người nghèo - nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội?

 

Giá cả tăng sẽ tác động đến mọi người dân nhưng tác động mạnh nhất là công chức nhà nước và người nghèo. Ở phương Tây, có một câu nói đùa nhưng đầy ý nghĩa: "Lạm phát là một loại thuế hết sức dã man, mà loại thuế này đánh mạnh nhất vào nhóm những nguời nghèo khổ nhất". Trong nhóm người nghèo bị tác động mạnh ở Việt Nam có một phần rất đông là nông dân, sản xuất nông nghiệp.

 

Nói một cách đơn giản, giá cả tăng sẽ tác động đến tất cả mọi tầng lớp, nhưng với những người giàu, có điều kiện sẽ ít bị tác động hơn vì trong tổng thu nhập, họ chỉ phải sử dụng một phần cho chi tiêu hàng ngày. Còn những người nghèo thì hầu hết thu nhập dùng cho chi tiêu hàng ngày, có bao nhiêu phải chi hết, thậm chí không đủ mà chi. Vì vậy, giá cả lên sẽ khiến cuộc sống vốn eo hẹp của nhóm đối tượng này càng eo hẹp và khó khăn hơn. Nếu giá cả càng tăng thì càng tác động tiêu cực đến người nghèo và quá trình đó sẽ làm phân hóa giàu nghèo càng mạnh hơn.

 

Đã có rất nhiều biện pháp chống tăng giá được áp dụng nhưng điều này chưa đủ sức làm giảm giá hàng hóa trên thị trường. Theo ông, đâu là nguyên nhân?

 

Trong điều kiện hội nhập, nền kinh tế giới và trong nước như bình thông nhau, giá cả thế giới tác động trực tiếp đến giá cả trong nước, khi giá cả thế giới tăng thì giá trong nước sẽ tăng theo. Trong bối cảnh đó, biện pháp tình thế đã được thực thi là xem xét giảm thuế

ADB khuyến cáo, lạm phát sẽ làm giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng về thu nhập. Lạm phát cũng gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng.

 

Lạm phát ở Việt Nam đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Lạm phát trung bình năm 2005 là 8,3%; năm 2006 là 7,5% và 7,3% tại thời điểm tháng 8 năm 2007. Mức lạm phát trung bình của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực.

 

Nguyên nhân gây lạm phát, tăng giá của nhóm lương thực - thực phẩm là yếu tố chính. Mức giá lương thực - thực phẩm ở Việt Nam thường cao hơn và không ổn định hơn so với các nước khác và luôn ở mức cao hơn mức tăng giá tổng thể của CPI. Trong khi đó, lương thực - thực phẩm chiếm tỷ lệ đến 42,8% trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam .

(Nguồn: "Báo cáo triển vọng kinh tế châu Á 2007" của ADB)

nhập khẩu. Điều này sẽ tạo điều kiện giảm chi phí trong cơ cấu giá, tăng nhanh nguồn cung... đây chính là điều kiện quan trọng để giảm giá.

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là thuế giảm bao nhiêu thì giá giảm bấy nhiêu. Đối với mặt hàng Nhà nước định giá thì có thể giảm thuế và điều chỉnh giá. Còn đối với mặt hàng Nhà nuớc không định giá thì giảm thuế có thể khiến nguồn cung tăng lên vì nhập khẩu nhiều hơn nhưng giá cả còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như cung, cầu. Chúng ta biết rằng, những mặt hàng không định giá thì do thị trường quyết định, đó chính là sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Người ta bán với giá ấy mà vẫn có người mua thì người bán tất nhiên không bao giờ có ý định giảm giá. Chỉ khi nào người tiêu dùng không chấp nhận hoặc điều kiện cạnh tranh ác liệt mới buộc DN giảm giá sát giá thành.

 

Còn lại, muốn thực hiện giảm giá hiệu quả thông qua giảm thuế phải thực hiện kiểm tra, kiểm soát thật chặt. Có nghĩa là sau khi giảm thuế, chi phí đã giảm rồi mà DN không giảm giá thì kiểm tra và nếu phát hiện phần lợi nhuận bất hợp lý từ giảm thuế mà không giảm giá sẽ đánh thuế rất là cao phần chênh lệch đó. Bên cạnh sử dụng biện pháp kiểm tra, kiểm soát cần khuyến khích cạnh tranh. Nếu cạnh tranh tốt thì giá cả sẽ giảm, còn kiểm tra là cần thiết để đảm bảo chính sách giảm thuế được phát huy hiệu quả nhất, không để lợi ích Nhà nước bị thất thoát.

 

Tuy nhiên, giá cả tăng đột biến cũng có những nguyên nhân từ cơ chế điều hành còn nhiều điểm yếu khiến cho tình trạng đầu cơ xuất hiện nhưng khó xử lý, khả năng dự báo, dự trữ không đáp ứng được nên những công cụ đưa ra không phát huy hiệu quả?

 

Phải thừa nhận, trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý mới thì có những cái chưa phù hợp với kinh tế thị trường, đồng thời có những cái chưa phù hợp với cuộc sống; bên cạnh đó, còn do chủ quan trong điều hành. Vừa rồi, mua USD là một ví dụ. Mua USD là cần thiết nhưng phải tính dùng nguồn vốn đó ra sao, sử dụng các công cụ rút tiền mặt về thế nào cho hiệu quả. Có những hiện tượng đầu cơ thì kiểm tra, kiểm soát thị trường chưa thật tốt.

 

Khi xảy ra tăng giá chúng ta phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp, giải pháp kinh tế thì tuân thủ nền kinh tế, sử dụng biện pháp tổ chức nào cho phù hợp, biện pháp hành chính thế nào, đồng thời công tác tuyên truyền... đều phải tính đến. Tuy nhiên, khi đã sử dụng biện pháp kinh tế thì biện pháp đó phải thể hiện đúng nguyên tắc, quy luật của nền kinh tế thị trường.

 

Giá dầu đang đứng ở mức cao và đang có dấu hiệu vươn đến mức 100 USD/thùng. Quan điểm của ông thể nào về việc điều hành giá đối với xăng dầu hiện nay?

 

Hiện nay, Nhà nước đang bù lỗ cho xăng dầu để giữ ổn định mặt hàng này. Vì nếu xăng dầu tăng giá sẽ tác động đến nhiều mặt hàng khác. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, nếu xăng tăng giá đột biến thì sẽ điều chỉnh giá trong nước. Đột biến là bao nhiêu thì dựa trên tính toán và quan điểm của người điều hành. Tuy nhiên, theo tôi, mức 100 USD/thùng đã là rất cao và  phải có điều chỉnh rồi. Đây là mức tăng quá cao so với khả năng chịu đựng của DN. Ngân sách cũng thế, không thể bù lỗ mãi, ngân sách nay đã thất thu do giảm thuế nhiều mặt hàng, bù lỗ cho giá dầu lại còn lo khắc phục hậu quả thiên tai nặng nề trên cả nước.

 

Về mặt quan điểm, trong lúc khó khăn phải chia sẻ trách nhiệm, Nhà nước đã giảm thuế suất rồi, đã thất thu bao nhiêu rồi, đồng thời cũng bù lỗ nữa. Trong bối cảnh đó, người tiêu dùng và DN phải chia sẻ. DN phải cắt giảm chi phí, tiết kiệm giá thành nâng cao sức cạnh tranh.