Ảnh Shutterstock.

Ảnh Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Chặn dòng tiền dễ dãi

(ĐTCK) VN-Index chưa thể lấy lại mốc 920 điểm; Ngân hàng xanh - tín dụng xanh: Chặng đường còn gian nan; Chặn dòng tiền dễ dãi vào, ra qua cổ phiếu phát hành mới; Cổ phiếu phân bón chờ chính sách 2019; Té ngửa tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Vinaconex; Chứng khoán châu Á đa số lình xình; Doanh nghiệp Trung Quốc lần lượt đầu quân cho nhà nước...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng trở lại

Niềm vui dù khá ngắn ở cuối phiên sáng nhưng cũng đã giúp nhà đầu tư kỳ vọng hơn vào thị trường sẽ có những chuyển biến tích cực hơn trong phiên chiều.

Tâm lý thận trọng vẫn đè nặng lên thị trường khiến VN-Index lình xình dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, sau hơn 1 giờ giao dịch, lực cầu gia tăng ở nhóm bluechip đã giúp thị trường đảo chiều thành công.

Nhóm VN30 đã có phần khởi sắc với 14 mã tăng, 12 mã giảm và 4 mã đứng giá.

Trong đó, bên cạnh cặp đôi lớn GAS và SAB tiếp tục nới rộng biên độ tăng 1,68% lên 96.600 đồng và 3,14% lên 233.000 đồng, một số mã bluechip khác đã đảo chiều tăng như VCB, PLX, VRE, NVL, FPT…

MWG tăng tốc sau những phiên điều chỉnh liên tiếp, khi tăng 3,77% lên mức 110.000 đồng. Thêm vào đó, các mã lớn khác là VNM, VIC, VHM cũng đã lấy lại c tham chiếu sau nhịp điều chỉnh ở phiên sáng.

Tâm điểm đáng chú ý là nhóm cổ phiếu được hưởng lợi nhiều nhất khi CPTPP thông qua là thủy sản với hàng loạt các mã tiếp tục cuộc đua tăng trần.

Sau 4 phiên liên tiếp khoác áo tím, ACL đã chịu sức ép và nhanh chóng bị đẩy xuống nằm sàn, tuy nhiên lực cầu trở lại giúp cổ phiếu này tăng vọt và tiếp tục có thêm 1 phiên tăng trần.

Ngoài ACL, các cổ phiếu khác cùng ngành cũng tăng kịch trần như AGM, ANV, CMX.

Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 1,46 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 235,55 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 1,9 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 40,16 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 803.220 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 17,36 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 12/11: VN-Index tăng 3,83 điểm (+0,42%), lên 918,12 điểm; HNX-Index tăng 0,36 điểm (+0,35%), lên 103,37 điểm; UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,12%), lên 51,66 điểm.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau cuộc bầu cử giữa kỳ của Quốc hội Mỹ, giới đầu tư bây giờ tập trung trở lại với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, dữ liệu kinh tế và khả năng Fed tăng lãi suất trong tháng 12.

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, dữ liệu vừa công bố cho thấy, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang tăng trưởng chậm lại.

Theo đó, chỉ số nhà sản xuất trong tháng 10 của Trung Quốc có tháng giảm thứ tư liên tiếp. Doanh số bán xe cũng giảm có tháng giảm thứ tư liên tiếp.

Dù điều chỉnh trong phiên cuối tuần, nhưng phố Wall vẫn có tuần tăng mạnh thứ 2 liên tiếp khi nhà đầu tư phản ứng tích cực với kết quả bầu cử giữa kỳ của Mỹ. Cụ thể, trong tuần Dow Jones tăng 2,84%, S&P 500 tăng 2,13%, còn Nasdaq tăng 0,68%.

Kết thúc phiên 9/11, chỉ số Dow Jones giảm 201,92 điểm (-0,77%), xuống 25.989,30 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 25,82 điểm (-0,92%), xuống 2.781,01 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 123,98 điểm (-1,65%), xuống 7.406,90 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ, khi các cổ phiếu được mua bắt đáy khá mạnh đã bù đắp cho sự thận trọng và phố Wall gây ra do nhóm cổ phiếu công nghệ của Mỹ đi xuống.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng gần 0,1% lên 22.269,88 điểm. Topix giảm 0,1% xuống 1.671,95 điểm.

"Khá nhiều nhà đầu tư đã mạnh tay xuống tiền mua vào ngày hôm nay, trong khi các giao dịch hợp đồng mua tương lai cũng khởi sắc khi chỉ số có thời điểm rơi gần ngưỡng 22.000 điểm." Norihiro Fujito, nhà chiến lược đầu tư tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết.

Các nhà phân tích cho rằng, một đồng yên yếu đi cũng kích thích tâm lý thị trường khá tốt. Tuy nhiên, nhìn chung, các nhà đầu tư vẫn thận trọng khi Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất trong tháng 12, trong khi những dữ liệu mới gần đây của nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục so thấy sự suy giảm.

Nhóm cổ phiếu phòng thủ, có tính bền vững cao đồng loạt tăng với các công ty thực phẩm, tiện ích và vận tải đường bộ như Ajinomoto tăng 1,3%, NH Foods tăng 2,5%, Tokyo Gas tăng 0,9% và East Japan Railwaytăng 1,4%.

Cổ phiếu công nghệ kém hiệu quả sau khi chỉ số bán dẫn Philadelphia SE giảm 1,9% với Advantest Corp giảm 5,5% và TDK Corp giảm 4,01%.

Cổ phiếu đáng chú ý là Mitsui Fudosan, đã tăng 3,5% sau khi tăng dự báo lợi nhuận ròng lên 163 tỷ yên từ 153 tỷ yên cho năm kết thúc tháng 3/2019 nhờ doanh số bán căn hộ cao cấp tốt hơn.

Chứng khoán Trung Quốc tăng trở lại, chấm dứt 5 phiên liên tiếp giảm trước đó.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,2% lên 2.630,52 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,2% lên 3.205,14 điểm.

Đáng chú ý, chỉ số ChiNext Composite tăng lên 3,5%. Chỉ số phụ theo dõi ngành CNTT tăng hơn 4%.

Nhóm cổ phiếu công nghệ tăng vọt sau khi Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc cho biết vào cuối tuần trước rằng sẽ đơn giản hóa các thủ tục cho các công ty niêm yết để thu hút dòng vốn.

Điều này được đánh giá sẽ mang lại lợi ích cụ thể cho nhóm công ty nhỏ và tư nhân, vốn được Chính phủ Trung Quốc hứa sẽ hỗ trợ trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Guo Shuqing, người đứng đầu bộ phận ngân hàng và bảo hiểm cho biết, tuần trước ít nhất một phần ba khoản vay mới của các ngân hàng lớn được phân bổ cho các công ty tư nhân.

Phiên hôm nay, cổ phiếu tăng giá lớn nhất gồm Kingswood Enterprise Co Ltd và Shandong Jiangquan Industry Co Ltd và Time Publishing & Media Co Ltd, tất cả đều tăng 10,1%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, nhưng trái với thị trường Đại lục, khi nhóm cổ phiếu CNTT không nhận được sự chú ý lớn.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,12% lên 25.633,18 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng gần 0,1% lên 10.440,34 điểm.

Hầu hết các chỉ số phụ ít thay đổi, với chỉ số theo dõi ngành năng lượng tăng 0,4%, ngành tài chính tăng 0,4% và bất động sản giảm 0,02%.

Nhưng cổ phiếu công nghệ là ngoại lệ, và trái ngược với thị trường Đại lục, khi chỉ số phụ mất 2,4%.

Điển hình là Tencent Holdings, khi là cổ phiếu công nghệ giảm mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu H, mất 3,1%.

Hiện nhà đầu tư đang hướng đến sự kiến chính trị tại châu Âu, khi Italia vào ngày mai sẽ gửi bản sửa đổi dự thảo ngân sách để nhận được sự chấp thuận của EU, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy EU sẽ thông qua bản dự thảo này.

Hôm nay, cổ phiếu tăng tốt nhất là China Resources Power Holdings Co Ltd, tăng 5,6%, trong khi thất bại lớn nhất là AAC Technologies Holdings Inc, giảm 3,3%.

Nhóm cổ phiếu H tăng mạnh nhất có GF Securities Co Ltdtăng 3,7%; ZhongAn Online P & C Insurance Co Ltd tăng 3,5% và HuanengPower International Inc, tăng 3,3%.

Kết thúc phiên 12/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 19,63 điểm (+0,88%), lên 22.269,88 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 31,65 điểm (+1,22%), lên 2.630,52 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 31,26 điểm (+0,12%), lên 25.633,18 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.345 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,32 - 36,50 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.725 đồng/USD, tăng 2 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.255 - 23.345 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng xanh - tín dụng xanh: Chặng đường còn gian nan

Ngày 7/8/2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. Dẫu vậy, số lượng các ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định tín dụng cho các dự án xanh còn hạn chế..>> Chi tiết

Chặn dòng tiền dễ dãi vào, ra qua cổ phiếu phát hành mới

Hơn 10 năm qua phát sinh nhiều vấn đề bất thường trong hoạt động chào bán chứng khoán huy động vốn trên TTCK. Đây là lý do khiến dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi lần này thu hút sự quan tâm của nhiều chủ thể quanh việc làm thế nào để xây dựng nền tảng pháp lý giám sát tốt hơn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán riêng lẻ cổ phiếu..>> Chi tiết

Cổ phiếu phân bón chờ chính sách 2019

Vốn được đánh giá là có nền tảng cơ bản tốt, nhưng cổ phiếu phân bón chưa nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư do khó khăn chung của ngành từ đầu năm đến nay. Với chính sách thuế mới dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2019, nhóm cổ phiếu này được kỳ vọng sẽ thu hút nhà đầu tư quay trở lại..>> Chi tiết

-Lộn xộn chuyện room ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Bài 1): Té ngửa tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Vinaconex

Cuối tuần qua, thị trường xôn xao thông tin tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa (room) tại Vinaconex (VCG) theo quy định pháp luật là 0%. Trong khi lâu nay thị trường và cả Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vẫn cho rằng room VCG là 49%..>> Chi tiết

Quốc hội nới trần vốn vay ODA thêm 60.000 tỷ đồng 3 năm tới

Quốc hội cho phép tăng mức trần nguồn vốn vay nước ngoài từ 300.000 tỷ đồng lên 360.000 tỷ đồng nhưng yêu cầu giảm tương ứng nguồn vốn vay trong nước để đảm bảo an toàn nợ công…>> Chi tiết

Doanh nghiệp Trung Quốc lần lượt đầu quân cho nhà nước

Hơn 50 công ty niêm yết tại 2 sàn chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến đã nhận các khoản đầu tư từ chính quyền địa phương kể từ đầu năm 2018 tới nay..>> Chi tiết

Tin bài liên quan