Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ rời sàn

(ĐTCK) VN-Index suýt thủng tham chiếu; nhân viên ngân hàng kỳ vọng nhận thưởng “đậm” cuối năm;  Vay tiêu dùng, đo “độ nén” cuối năm; Nhà đầu tư nên làm gì khi chỉ số méo mó?; Lỗ lớn, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ rời sàn; Muốn gọi vốn Nhật: Doanh nghiệp phải hấp dẫn và... kiên nhẫn; Chứng khoán Mỹ chưa ngừng tăng; Apple cất giấu 252 tỷ USD ở nước ngoài như thế nào...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng nhẹ

Trong phiên sáng nay, lực cầu tham gia tích cực giúp VN-Index hướng tới chinh phục ngưỡng 865 điểm. 

Đà tăng của thị trường nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ một số mã trụ như VNM, VIC, GAS, VJC, PLX, dù đà sụt giảm của SAB và ROS gây chút trở ngại cho thị trường.

Tuy nhiên, áp lực chốt lời diễn ra khá mạnh và dứt khoát ngay từ đầu phiên chiều, đẩy VN-Index lùi mạnh và chỉ có may mắn với giúp chỉ số này tránh được phiên giảm điểm.

Nhiều mã bluechips giảm điểm, đáng kể là nhóm ngân hàng.

Trong số các mã vốn hóa lớn, ROS tạo sức ép lớn nhất lên chỉ số với mức giảm 6,8%. SAB giảm 1,2%.

Ngược lại, VIC, VNM, PXL, BHN... tiếp tục tăng mạnh, tạo lực đỡ chính cho chỉ số.

VIC có phiên thứ 10 liên tục tăng với mức tăng 4,7% lên. VNM khớp hơn 2 triệu đơn vị, tăng 1,4%. 

Đáng chú ý hôm nay là VJC khi tiếp tục duy trì đà tăng (+0,86%), lên 117.200 đồng với 1,52 triệu đơn vị được khớp.

Với các mã bluechip khác, dòng tiền tiếp tục dồn mạnh khi nhóm VN30 có tới hơn một nửa số mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị.

Dù vậy, 5 mã có thanh khoản tốt nhất thì không có mã nào tăng. MBB khớp 5,2 triệu đơn vị, HSG khớp 4,6 triệu đơn vị, PVD và SBT cùng khớp trên 3 triệu đơn vị, HPG khớp hơn 2 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế chủ đạo.

FLC khớp 8,44 triệu đơn vị, giảm 1,2%. AMD, HAI, HAR SCR, DXG, HQC, HBC… cũng đồng loạt giảm.

 FIT tăng 0,8%, song thanh khoản yếu. KSA và QCG giảm sàn.

Tân binh PVE tiếp tục tăng trần và khớp 0,52 triệu đơn vị. APG và TDG cũng giữ sắc tím.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 5,25 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 389,23 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 1,38 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 24,3 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 1,26 triệu đơn vị với tổng giá trị đạt 20,72 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 9/11: VN-Index tăng 0,7 điểm (+0,08%), lên 860,4 điểm; HNX-Index giảm 0,23 điểm (-0,22%), về 105,51 điểm; UPCoM-Index giảm 0,2 điểm (-0,37%) về 52,74 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.204 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau phiên trái chiều trước đó, cả 3 chỉ số chính của phố Wall đã đồng loạt tăng điểm trong phiên thứ Tư, trong đó Nasdaq và S&P 500 đã lấy lại cả vốn lẫn lãi đã “cho vay” trong phiên thứ Ba, để cùng Dow Jones thiết lập đỉnh cao lịch sử mới.

Đà tăng của phố Wall trong phiên thứ Tư nhờ sự hỗ trợ từ nhóm cổ phiếu của các nhà sản xuất trò chơi điện tử.

Trong đó, cổ phiếu Take-Two Interactive Software đã tăng 10,58% sau khi báo cáo doanh thu cao hơn dự kiến, kích thích cổ phiếu của các đối thủ cùng ngành là Activision Blizzard tăng 5,89% và Electronic Arts tăng 2,19%.

Ngoài ra, lạc quan về doanh số của iPhone X, giá cổ phiếu Apple cũng tăng thêm 0,82% và chính thức có mức vốn hóa vượt qua ngưỡng 900 tỷ USD (905 tỷ USD), góp phần đưa Nasdaq đảo chiều tăng tốt trong phiên này.

Kết thúc phiên 8/11, chỉ số Dow Jones tăng 6,13 điểm (+0,03%), lên 23.563,36 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 3,74 điểm (+0,14%), lên 2.594,38 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 21,33 điểm (+0,32%), lên 6.789,12 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản có phiên biến động mạnh.

Trong phiên sáng, Topix đã đạt mức cao nhất trong 26 năm và Nikkei đã leo lên trên 23.000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 1/1992, khi cổ phiếu tài chính và chứng khoán tăng điểm.

Nhưng Nikkei sụt giảm giảm từ mức 23.382,15 điểm xuống 22.522,83 điểm vào chiều nay, biến động lớn nhất kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cách đây một năm.

Thanh khoản trên sàn Chứng khoán Tokyo đạt gần 5.000 tỷ yên, mức cao nhất kể từ ngày 4/11/2014. Khối lượng giao dịch hơn 2.748 tỷ cổ phiếu, mức cao nhất kể từ ngày 12/12.

Cổ phiếu tài chính và chứng khoán là một trong số các cổ phiếu tăng điểm mạnh vào buổi sáng, mặc dù sau đó đã lao dốc trong phiên chiều.

Chỉ số theo dõi các Công ty chứng khoán, kết thúc ngày tăng 0,8% (từ mức 2,8% trong phiên sáng); Chỉ số tài chính tăng 2,4% vào buổi sáng, và kết thúc ngày tăng 0,2%.

Các ngành mất giá bao gồm dầu và than, giảm 1,6%.

Cổ phiếu Pasona tăng 10,3%, sau khi Công ty Quản lý Oasis, đề xuất cải cách mạnh mẽ chiến lược kinh doanh và cơ cấu quản trị của công ty.

Nissan Motor Co giảm 2% sau khi hãng này dự đoán lợi nhuận từ hoạt động 645 tỷ yên từ mức 685 tỷ yen trước đó và giảm 13% so với cách đây một năm.

Japan Display Inc đã giảm 10,4% một ngày sau khi báo cáo kinh doanh thua lỗ trong quý III.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, dẫn đầu bởi chỉ số blue-chip đạt mức cao trong 2 năm do các nhà đầu tư nhận thấy lạm phát, động lực cho nền kinh tế vẫn tăng.

Chỉ số CSI300 - blue-chip tăng 0,7%, lên 4.075,90 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite tăng 0,4% lên 3.427,79 điểm.

Trong tháng 10, chỉ số lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhanh, cho thấy nền kinh tế vẫn vững vàng, qua đó, giảm bớt sự lo ngại của thị trường về sự suy thoái kinh tế trước nay.

Tâm lý cũng được các phương tiện truyền thông Trung Quốc hỗ trợ, khi cho biết số lượng các quỹ đầu tư đã bắt đầu tăng lên trong những tháng gần đây, có khả năng dẫn thêm dòng tiền mới vào thị trường.

Tổng mức cho vay ký quỹ đã liên tục được giữ vững ở mức trên 1 triệu Nhân dân tệ trong 4 phiên gần nhất, mức lớn nhất kể từ tháng 1/2016.

Hầu hết các ngành đều tăng điểm hôm thứ Năm.

Nhà khai thác than lớn nhất của Trung Quốc là Shenhua Energy tăng 7,4%, dẫn đầu trong ngành năng lượng, một phần do sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường dầu mỏ.

Các ngân hàng và công ty vận tải tụt dốc, lần lượt giảm 0,4% và 0,2%.

Nhà sản xuất thiết bị gia dụng Qingdao Haier tăng gần 5% lên mức cao mới sau khi dữ liệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lực mua thông qua kết nối chứng khoán Thượng Hải - Hồng Kông.

Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh, khi cổ phiếu "hot" Tencent đạt kỷ lục  mới và thị trường được củng cố bởi dữ liệu lạm phát của Trung Quốc vẫn đi lên.

Chỉ số Hang Seng tăng 0,8% lên 29.136,57 điểm trong khi chỉ số Trung Quốc tăng 1,5% lên 11.744,54 điểm.

Hầu hết các lĩnh vực đều tăng tại Hồng Kông, với cổ phiếu năng lượng, tài chính và công nghệ thông tin dẫn đầu thị trường.

Tập đoàn công nghệ khổng lồ Tencent Holdings của Trung Quốc tăng 0,3% lên mức kỷ lục mới, sau khi có tin đã nâng sở hữu tại Snapchat lên 12%.

Kết thúc phiên 9/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 45,11 điểm (-0,20%),xuống 22.868,71 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 228,97 điểm (+0,79%), lên 29.136,57 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 12,33 điểm (+0,36%), lên 3.427,79 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC hồi nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,45 - 36,67 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.469 đồng/USD, giảm 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Lãi lớn, nhân viên ngân hàng kỳ vọng nhận thưởng “đậm” cuối năm

Nhiều ngân hàng đã ghi nhận lợi nhuận cao sau 3 quý đầu năm và con số lợi nhuận được dự báo sẽ còn cải thiện trong quý cuối năm khi tín dụng thường tăng cao trong thời điểm này.

Theo giới quan sát, với kết quả tích này, không ít ngân hàng sẽ thưởng lớn cho nhân viên dịp Tết năm nay..>> Chi tiết

Vay tiêu dùng, đo “độ nén” cuối năm

Cuối năm là mùa mua sắm, cưới hỏi, sửa chữa nhà cửa…, tất cả đều làm phát sinh nhu cầu tài chính. Vay ngân hàng là một giải pháp, nhưng cần nhớ rằng, ngân hàng không phải lúc nào cũng sẵn vốn giá rẻ cho vay..>> Chi tiết

Nhà đầu tư nên làm gì khi chỉ số méo mó?

Một tháng gần đây, tình trạng chỉ số chứng khoán méo mó vì diễn biến giá bất thường của một số cổ phiếu vốn hóa lớn đặc biệt rõ nét..>> Chi tiết

Lỗ lớn, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ rời sàn

Tình trạng thua lỗ trong 2 năm liên tiếp (2015 - 2016) và 9 tháng đầu năm 2017 hay lỗ lũy kế chiếm gần hết vốn điều lệ đang khiến nhiều doanh nghiệp đối diện với rủi ro hủy niêm yết khi thời gian của năm 2017 còn lại chưa đầy 2 tháng..>> Chi tiết

Muốn gọi vốn Nhật: Doanh nghiệp phải hấp dẫn và... kiên nhẫn

Bên cạnh tính cách cẩn trọng, kỹ càng vốn có, để quyết định các khoản đầu tư, người Nhật cần thẩm định cơ hội và phải có niềm tin rõ ràng trước khi rót vốn..>> Chi tiết

Apple cất giấu 252 tỷ USD ở nước ngoài như thế nào

Nhà sản xuất iPhone có thể đã tránh được hàng tỷ USD tiền thuế nhờ Ireland và hòn đảo nhỏ Jersey tại Anh trong suốt nhiều năm qua..>> Chi tiết

Tin bài liên quan