Thị trường tài chính 24h: Chia cổ tức bằng cổ phiếu khiến nhiều nhà đầu tư ấm ức

Thị trường tài chính 24h: Chia cổ tức bằng cổ phiếu khiến nhiều nhà đầu tư ấm ức

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Lợi nhuận ngân hàng sẽ chùng xuống trong quý IV; Thêm “oxy dòng tiền” cho thị trường trái phiếu; Chia cổ tức bằng cổ phiếu: Muôn nẻo tâm tư; Soi watchlist Tổng giám đốc FIDT tìm 3 mã "cứ mua là lãi"; ECB tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm phần trăm…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 16/12 tăng 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã giảm trở lại 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 66,10 – 66,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm mạnh 30,8 USD xuống mức 1.777 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng bật lên trên 1.780 USD, nhưng đã nhanh chóng giảm về dưới mốc này về cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,58 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.650 đồng/USD, giảm 2 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.440 – 23.720 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 17.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp giảm khá mạnh và thủng mốc 17.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,92 USD (-2,52%), xuống 74,19 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,91 USD (-2,38%), xuống 79,28 USD/thùng.

VN-Index giảm nhẹ

Dù lực cầu tham gia khá tích cực nhưng áp lực bán dâng cao và lan rộng hơn về cuối phiên đã khiến VN-Index thoái lui và may mắn giữ được nhịp tăng nhẹ khi tạm dừng phiên giao dịch sáng.

Bước sang phiên chiều, tâm lý lưỡng lự của bên mua và bán khiến thị trường giao dịch giằng co mạnh. VN-Index biến động quanh mốc tham chiếu và liên tục đổi sắc và đóng cửa giảm nhẹ.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 21,36 tỷ đồng, tổng giá trị mua ròng đạt 285,59 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 16/12: VN-Index giảm 2,84 điểm (-0,27%), xuống 1.052,48 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,04 điểm (+0,02%), lên 212,99 điểm; UPCoM-Index giảm 0,4 điểm (-0,55%), xuống 72,19 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall lao dốc trong phiên ngày thứ Năm (15/12), do lo ngại rằng cuộc chiến chống lạm phát của Fed bằng cách tăng lãi suất mạnh có thể dẫn đến suy thoái nền kinh tế.

Giới đầu tư trước đó đã thở phào khi Fed thông báo chỉ tăng lãi suất thêm 0,5% vào thứ Tư, chấm dứt chuỗi tăng 0,75% bốn lần liên tiếp trước đó, nhưng Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo các dấu hiệu gần đây cho thấy lạm phát suy yếu là không đủ để thuyết phục Fed ngừng việc tăng lãi suất.

Kết thúc phiên 15/12, chỉ số Dow Jones giảm 764,13 điểm (-2,25%), xuống 33.202,22 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 99,57 điểm (-2,49%), xuống 3.895,75 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 360,36 điểm (-2,23%), xuống 10.810,53 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, do ảnh hưởng từ phiên lao dốc đêm qua trên Phố Wall.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,87% xuống 27.527,12 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,2% xuống 1.950,21 điểm.

Shuji Hosoi, Chiến lược gia cấp cao tại Daiwa Securities, cho biết: “Thị trường Nhật Bản không giảm mạnh như Phố Wall nhờ đồng yên giảm so với đồng USD, cũng như kỳ vọng khả quan đối với các cổ phiếu liên quan đến nhu cầu trong nước, đặc biệt là nhờ dòng khách du lịch nước ngoài".

Dù vậy, các cổ phiếu lớn vẫn giảm trong phiên như Fast Retailing giảm 2,74% và là lực cản lớn nhất đối với Nikkei 225, mặc dù đã thông báo chia cổ phiếu 3:1.

Những cổ phiếu lớn khác như Tokyo Electron mất 4,47%, Advantest giảm 3,35%, SoftBank mất 3,58%.

Đi ngược xu hướng, Toshiba tăng 1,89% sau khi một báo cáo cho biết đối tác ưu tiên của họ, Japan Industrial Partners, có khả năng đảm bảo khoản tài trợ khoảng 1,2 nghìn tỷ yên (1,46 tỷ USD) từ các ngân hàng để thực hiện thương vụ M&A.

Cổ phiếu Cybozu tăng 14,98% sau khi nhà phát triển phần mềm nâng dự báo lợi nhuận hàng năm.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà đầu tư thận trọng trước tác động ngắn hạn của việc lây nhiễm Covid-19 gia tăng, trong khi chờ đợi các kế hoạch tăng trưởng của chính phủ trong thời kỳ hậu COVID.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,02% xuống 3.167,86 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,06% lên 3.954,23 điểm.

Trung Quốc thông báo ưu tiên bảo vệ các cộng đồng nông thôn khỏi Covid-19, khi hàng triệu cư dân thành phố lên kế hoạch cho các kỳ nghỉ lần đầu tiên sau nhiều năm, sau khi Bắc Kinh từ bỏ hệ thống phong tỏa và hạn chế đi lại nghiêm ngặt.

Các nhà đầu tư cũng chờ đợi manh mối về định hướng chính sách từ cuộc họp chính sách kinh tế được theo dõi chặt chẽ được tổ chức tại Bắc Kinh.

Chứng khoán Hồng Kông đã tăng, nhờ sự lạc quan về việc Trung Quốc mở cửa trở lại và tiến triển trong các cuộc đàm phán kiểm toán giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc, điều này làm giảm bớt lo ngại về khả năng các tên tuổi lớn như Alibaba và Tencent bị hủy niêm yết tại New York.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,42% lên 19.450,67 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,66% lên 6.634,75 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do lo ngại về sự suy thoái nghiêm trọng ở Mỹ và các nền kinh tế lớn, qua đó, kéo dài chuỗi giảm sang tuần thứ năm liên tiếp.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,95 điểm, tương đương 0,04% xuống 2.360,02 điểm. Trong tuần, chỉ số này mất 1,21%, đánh dấu tuần giảm thứ năm liên tiếp.

Phiên cuối tuần, cổ phiếu gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics tăng 0,34% và SK Hynix mất 2,24%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 0,10%.

Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng số cổ phiếu trị giá 290,6 tỷ won (222,58 triệu USD), giúp cải thiện tâm lý thị trường và đưa KOSPI về gần tham chiếu sau khi giảm gần 1,5% thời điểm đầu phiên.

Kết thúc phiên 16/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 524,58 điểm (-1,87%), xuống 27.527,12 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,79 điểm (-0,02%), xuống 3.167,86 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 82,08 điểm (+0,42%), lên 19.450,67 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 0,95 điểm (-0,04%), xuống 2.360,02 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lợi nhuận ngân hàng sẽ chùng xuống trong quý IV

Theo giới chuyên gia tài chính, chi phí vốn tăng cao, biên lãi thuần thu hẹp khiến lợi nhuận của ngành ngân hàng khó duy trì chịu áp lực suy giảm tăng trưởng trong quý IV/2022..>> Chi tiết

- Thêm “oxy dòng tiền” cho thị trường trái phiếu

Việc sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP sẽ giúp doanh nghiệp phần nào giảm bớt áp lực dòng tiền. Dù vậy, để thị trường trái phiếu sôi động trở lại, còn rất nhiều việc phải làm..>> Chi tiết

- Chia cổ tức bằng cổ phiếu: Muôn nẻo tâm tư

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến kém tích cực, việc doanh nghiệp chia cổ tức bằng cổ phiếu khiến không ít nhà đầu tư ấm ức..>> Chi tiết

- Soi watchlist Tổng giám đốc FIDT tìm 3 mã "cứ mua là lãi"

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Nhà sáng lập và Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT nói rằng, ông yêu thích nhóm ngân hàng, sản xuất và chứng khoán, đồng thời tiết lộ 3 mã ưa thích để đầu tư chắc chắn có lãi trong ít nhất 6 tháng đến 1 năm..>> Chi tiết

- ECB tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm phần trăm

Ngày 15/12, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp, song mức tăng lần này thấp hơn hai lần trước, và dự báo sẽ tiếp tục tăng..>> Chi tiết

Tin bài liên quan