Thị trường tài chính 24h: Có thể giải ngân đầu tư vào chứng khoán

Thị trường tài chính 24h: Có thể giải ngân đầu tư vào chứng khoán

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4; Chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt; Tổng giám đốc SHS: Thị trường đã tạo đáy, xem xét giải ngân đầu tư; Nền kinh tế toàn cầu đang không đồng bộ…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay 16/6 đứng ở mức 66,55 – 67,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 16 USD lên 1.958 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục nhích lên và chạm gần 1.965 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,21 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.711 đồng/USD, tăng 7 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.360 – 23.700 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng tại 24.900 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp hồi phục và lên gần 25.600 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,54 USD (-0,76%), xuống 70,08 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,37 USD (-0,49%), xuống 75,30 USD/thùng.

VN-Index thêm một phiên giảm nhẹ

Thị trường sau phiên sáng giao dịch tích cực đã bước vào phiên chiều tiếp tục hứng khởi với việc đón nhận thông tin chính thức về việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành lần thứ 4 liên tiếp bằng Quyết định số 1123/QĐ-NHNN.

Giao dịch theo đó sôi động và kéo VN-Index tăng lên gần ngưỡng 1.130 điểm, nhưng ngưỡng trên lại là điểm không thể tốt hơn để chốt lời và điều đó đã diễn ra khá nhanh, khiến bảng điện tử đảo chiều đổi sắc và VN-Index dần lùi về dưới tham chiếu tại 1.115 điểm khi đóng cửa.

Tuy nhiên, toàn thị trường ghi nhận thêm một phiên có hơn 1 tỷ cổ phiếu được trao tay và hơn 1 tỷ USD giá trị giao dịch.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 12,38 triệu đơn vị, tổng giá trị là mua ròng 418,94 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 16/6: VN-Index giảm 1,75 điểm (-0,16%), xuống 1.115,22 điểm; HNX-Index giảm 1,09 điểm (-0,48%), xuống 228,44 điểm; UpCoM-Index tăng 0,07 điểm (+0,09%), lên 84,62 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tăng mạnh vào thứ Năm (15/6), khi các nhà đầu tư hoan nghênh các dữ liệu kinh tế mới sẽ thúc đẩy việc Fed sớm kết thúc chiến dịch tăng lãi suất.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết, doanh số bán lẻ tăng 0,3% trong tháng 5 sau khi tăng 0,4% trong tháng 4. Trong khi các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters đã dự báo con số sẽ giảm 0,1%.

Một dữ liệu khác cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp không thay đổi ở mức 262.0000 đơn được điều chỉnh theo mùa trong tuần kết thúc vào ngày 10/6, nhưng cao hơn dự đoán của các nhà kinh tế là 249.000 đơn. Điều này phản ánh sự suy yếu của thị trường lao động, một diễn biến có lợi cho cuộc chiến chống lạm phát của Fed.

Kết thúc phiên 15/6, chỉ số Dow Jones tăng 428,73 điểm (+1,26%), lên 34.408,06 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 53,25 điểm (+1,22%), lên 4.425,84 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 156,34 điểm (+1,15%), lên 13.782,82 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã ghi nhận mức cao mới trong ba thập kỷ và mức tăng hàng tuần thứ 10 liên tiếp, khi các nhà đầu tư hoan nghênh việc ngân hàng trung ương giữ nguyên chính sách nới lỏng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,66% lên 33.706,08 điểm. Chỉ số này tăng 4,5% trong tuần và ghi nhận chuỗi 10 tuần tăng liên tiếp. Chỉ số Topix tăng 0,28% lên 2.300,36 điểm và tăng 3,4% trong tuần.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã giữ nguyên cam kết "kiên nhẫn" duy trì gói kích thích lớn.

Chiến lược gia Naka Matsuzawa của Nomura cho biết quyết định này của BOJ không phải là một bất ngờ, nhưng phản ứng tiếp theo của thị trường có thể xoay quanh bài phát biểu họp báo của Thống đốc Kazuo Ueda bắt đầu lúc 3h chiều.

Sự phục hồi rộng lớn hơn gần đây đã được thúc đẩy bởi sự suy yếu của đồng yên, làm tăng lợi nhuận của các nhà xuất khẩu và dòng tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài, những người đã bị ấn tượng bởi một nỗ lực để cải thiện quản trị doanh nghiệp và bảng cân đối kế toán của Nhật Bản.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi tâm lý nhà đầu tư được sưởi ấm bởi hy vọng kích thích nhiều hơn sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cắt giảm một số lãi suất chính sách quan trọng trong tuần này.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,63% lên 3.273,33 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,96% lên 3.963,35 điểm và tăng 2,8% trong tuần.

Trung Quốc sẽ tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn để hỗ trợ nền kinh tế đang chậm lại. Tờ Wall Street Journal cho biết Bắc Kinh đang xem xét phát hành khoảng 1.000 tỷ nhân dân tệ (140,17 tỷ USD) trái phiếu kho bạc đặc biệt để giúp chính quyền địa phương mắc nợ và tăng cường niềm tin kinh doanh.

Tuy nhiên, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc của UBS, Ning Zhang nói với các nhà đầu tư hôm thứ Sáu rằng, Trung Quốc khó có thể sớm phát hành trái phiếu như vậy, trừ khi nền kinh tế xấu đi mạnh và xuất khẩu suy yếu hơn nhiều so với dự kiến. UBS cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2023 xuống còn 5,2%, khi các nhà phân tích nhận thấy tốc độ tăng trưởng quý II thấp hơn dự báo.

Khối lượng giao dịch trên thị trường tăng nhờ hy vọng nới lỏng cao hơn, được hỗ trợ bởi hoạt động thị trường mở và cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn, các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết ý. Họ nói thêm rằng họ mong đợi những nỗ lực nới lỏng hơn vào cuối tháng Sáu hoặc đầu tháng Bảy, điều này sẽ rất quan trọng cho sự hồi sinh niềm tin.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, với chỉ chuẩn đóng cửa trên mốc 20.000 điểm lần đầu tiên trong 6 tuần, với các nhà đầu tư tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ tăng cường các biện pháp kích thích để thúc đẩy tăng trưởng sau một loạt dữ liệu kinh tế ảm đạm.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,07% lên 20.040,37 điểm và tăng 3,4% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,89% lên 6.833,00 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng theo chân Phố Wall đêm qua, sau khi thị trường toàn cầu đánh giá cao việc tạm dừng tăng lãi suất của Fed và các biện pháp kích thích thêm từ Trung Quốc.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 17,25 điểm, tương đương 0,66% lên 2.625,79 điểm. Chỉ số này giảm 0,58% trong tuần qua, sau bốn tuần tăng liên tiếp trước đó.

Phiên này, các cổ phiếu lớn như nhà sản xuất chip Hàn Quốc Samsung Electronics tăng 0,42%, trong khi SK Hynix kết thúc đi ngang. Cổ phiếu nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 0,51%.

Kết thúc phiên 16/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 220,59 điểm (+0,66%), lên 33.706,08 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 20,36 điểm (+0,63%), lên 3.273,33 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 211,45 điểm (+1,07%), lên 20.040,37 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 17,25 điểm (+0,66%), lên 2.625,79 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4

Từ 19/6/2023, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,75%/năm..>> Chi tiết

- Chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt

Đó là nhận xét của bà Michele Wee, Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH Một thành viên Standard Chartered Việt Nam..>> Chi tiết

- Tổng giám đốc SHS: Thị trường đã tạo đáy, xem xét giải ngân đầu tư

Chia sẻ tại Talkshow “Khơi thông dòng vốn trên thị trường chứng khoán” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 15/6, ông Vũ Đức Tiến Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) cho biết, nhìn về trung hạn, thị trường chứng khoán đã tạo đáy, SHS sẽ xem xét giải ngân đầu tư trong thời gian tới..>> Chi tiết

- Nền kinh tế toàn cầu đang không đồng bộ

Chỉ trong vòng 24 giờ trong tuần qua, các ngân hàng trung ương của ba khối kinh tế lớn nhất thế giới đã đưa ra những kết luận hoàn toàn khác nhau: khu vực đồng euro tăng lãi suất, Mỹ tạm dừng tăng lãi suất và Trung Quốc cắt giảm lãi suất..>> Chi tiết

Tin bài liên quan