Năm 2010, hầu hết NAV của các quỹ nước ngoài đều tụt giảm khá mạnh - Ảnh: Hoài Nam

Năm 2010, hầu hết NAV của các quỹ nước ngoài đều tụt giảm khá mạnh - Ảnh: Hoài Nam

Quỹ đầu tư đau đầu vì NAV tụt hậu

(ĐTCK-online)  “Quỹ đạo” bất ngờ của VN-Index trong những tháng gần đây đã tạo ra áp lực cho nhiều quỹ đầu tư, đặc biệt khi giải trình về hoạt động của quỹ trong kỳ đại hội NĐT thường niên sắp tới, bởi giá trị tài sản ròng (NAV) sụt giảm mạnh hơn Index.

Năm 2010: NAV hầu hết các quỹ đều giảm

Theo thông kê của CTCP Quản lý quỹ Việt Nam (Vietfund-VFM), năm 2010, hầu hết NAV của các quỹ nước ngoài đều giảm khá mạnh. Chẳng hạn, NAV của Vietnam Lotus Fund giảm 16,7%, PXP Vietnam Opportunities Fund giảm 17,5%, Vietnam Equity Holding giảm 18,7%, Vietnam Emerging Market Fund giảm 22,7% (VFM tính toán dựa trên số liệu của Rothschild đầu năm 2010 và báo cáo ngày 11/1/2011). Đây là các mất mát khá lớn so với mức giảm nhẹ gần 2% của VN-Index.

Không thoát khỏi xu hướng chung, nhưng các quỹ đầu tư đại chúng trong nước có mức giảm NAV nhẹ hơn (xem Bảng 1). Ba quỹ VF1, VF4, VFA do VFM quản lý có mức giảm NAV từ 7,92% tới 13,1%. Hai chứng chỉ quỹ BF1 và PF1 giảm lần lượt 4,6% và 0,53%.

Bảng 1: Mức giảm NAV của 5 quỹ niêm yết năm 2010

CCQ

Công ty quản lý quỹ

Giảm

VFMVF1

Vietfund (VFM)

-8,74%

VFMVF4

Vietfund (VFM)

-13,1%

VFMVFA

Vietfund (VFM)

-7,92%

MAFPF1

Manulife

-0,53%

PRUBF1

Prudential

- 4,6%

Năm 2010, VN-Index đã giảm bao nhiêu?

Thông thường, đánh giá hoạt động của các quỹ đầu tư, NĐT hay so sánh biến động của NAV với VN-Index. Kết thúc năm 2010, NAV nhiều quỹ giảm khá sâu so với chỉ số chứng khoán chung. Đây là bài toán đau đầu với không ít nhà quản lý hiện nay. Hiện tượng này đã được mổ xẻ: VN-Index phục hồi, nhưng chỉ dựa vào một số ít cổ phiếu blue-chip như BVH, MSN, VIC, VPL. Tuy nhiên, 4 mã này không phải là các mã ưa thích được lựa chọn trong danh mục với nhiều NĐT tổ chức, xuất phát từ hai lý do chính: đây là các cổ phiếu kém hấp dẫn về mặt phân tích cơ bản hoặc thanh khoản kém.

Theo ghi nhận của ĐTCK, cuối năm 2010, mặc dù thị trường tăng điểm, nhưng bữa tiệc nhỏ mang tên chứng khoán không mang lại niềm vui cho nhiều thành viên thị trường, đặc biệt là các nhà quản lý quỹ. Bởi lẽ, quỹ có khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa mức giảm NAV với VN-Index.

Vừa qua, VFM đã tính toán lại VN-Index năm 2010 theo nhiều cách khác nhau. Theo VFM, tùy theo việc lựa chọn các cổ phiếu trong rổ tính chỉ số, VN-Index năm 2010 đã biến thiên rất rộng, giảm từ 2% tới 31% (xem Bảng 2 và Bảng 3). Điều này phần nào lý giải thành tích tưởng như "nghèo nàn" của các quỹ năm qua.

Bảng 2: Một số CP ảnh hưởng lớn đến chỉ số chung

Số lượng CP

niêm yết

Số lượng CP có thể chuyển nhượng

Tỷ trọng (theo VN-Index hiện tại)

BVH

680 triệu

54 triệu

11,38%

MSN

515 triệu

42,2 triệu

8,2%

VIC

397 triệu

26 triệu

6,58%

VPL

500 triệu

14 triệu

1,51%

 

Bảng 3: Các “kịnh bản” chỉ số Index năm 2010

 Chỉ số VN-Index

 31/12

Giảm

Theo cách tính hiện nay

484,7

-2%

Theo cách loại bỏ BVH, MSN

439,3

-16%

Theo cách loại bỏ BVH, MSN, VIC, VPL

414,0

-22%

Theo Top 15 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất

381,0

-31%

Theo số lượng CP có thể chuyển nhượng

414,6

-21%

 

Nên có nhiều bộ chỉ số

VN-Index không chỉ gây đau đầu cho các nhà quản lý quỹ, trao đổi với báo giới mới đây, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, cơ quan này cũng nhận thấy VN-Index thời gian qua diễn biến không phản ánh trung thực xu hướng của thị trường, ảnh hưởng đến tâm lý NĐT. UBCK đã yêu cầu Sở GDCK TP. HCM (HOSE) cần có những biện pháp khắc phục. Nhưng từ góc độ NĐT, khó kỳ vọng giải pháp cho vấn đề trên xuất hiện ngày một, ngày hai. Bởi lẽ, HOSE và Tập đoàn Dầu khí đã phối hợp xây dựng bộ chỉ số ngành, "hứa" công bố vào cuối năm 2010, nhưng đến nay vẫn thấy im hơi lặng tiếng!

Ông Hồ Quốc Tuấn, nghiên cứu sinh tiến sỹ Đại học Manchester (Anh) nhận xét, bất cứ một cách tính chỉ số nào cũng có ưu, nhược điểm riêng. Cách tốt hơn là duy trì nhiều loại chỉ số và các thành viên thị trường có thể tự do lựa chọn chuẩn đánh giá cho từng trường hợp. Ở nước ngoài, các bộ chỉ số như FTSE 100, 300, All-share… cũng vì như vậy mà tồn tại song song. Theo ông Tuấn, giải pháp không phải là ở chỗ đổi cách tính chỉ số, mà nên tăng thêm các loại sản phẩm chỉ số để NĐT có nhiều chuẩn so sánh phù hợp.