Triển vọng CTCK, nhìn từ kết quả kinh doanh quý II

Triển vọng CTCK, nhìn từ kết quả kinh doanh quý II

(ĐTCK-online) Có thể thấy, cổ phiếu ngành chứng khoán nói riêng cũng như ngành tài chính nói chung liên tục trồi sụt trong thời gian vừa qua, ngay cả khi VN-Index không đi xuống. Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ nằm ở yếu tố tâm lý.

Bức tranh lợi nhuận nửa đầu năm 2010

Quý I/2010 đã chứng kiến giao dịch khá sôi động của TTCK khi chỉ số VN-Index tăng từ 474 điểm ngày 22/2 lên 541 điểm ngày 29/4. Nhờ vậy, hoạt động của các CTCK khá suôn sẻ và bức tranh lợi nhuận tương đối sáng màu. SSI đứng đầu về quy mô lợi nhuận ròng với 270,7 tỷ (đồng), tiếp đến là VND (82 tỷ đồng), AGR (77,1 tỷ đồng), HCM (55,2 tỷ đồng)…

Bước sang quý II, kinh tế vĩ mô đã có những cải thiện, GDP tăng, lạm phát giảm, tín dụng cũng bắt đầu được khơi thông. Những yếu tố này đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm chi phí và có được giá thành thấp hơn, từ đó gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên đối với ngành chứng khoán thì kết quả kinh doanh lại không có sự đột biến.

Mặc dù tổng giá trị giao dịch trong quý II tại HOSE đạt gần 123.440 tỷ đồng, tăng khoảng 33.900 tỷ đồng, tương đương 37,85% so với cùng kì năm 2009 nhưng VN-Index chỉ tăng được 7,9 điểm (từ 499,24 điểm lên 507,14 điểm, tương đương 1,58%). Nguyên nhân chính xuất phát từ ảnh hưởng của TTCK thế giới và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, khiến TTCK trong nước bất ngờ điều chỉnh giảm ở tháng 5 và lình xình trong suốt 2 tháng còn lại, hoạt động tự doanh của hầu hết các CTCK không mấy hiệu quả.

Đến thời điểm hiện tại, toàn thị trường đã có hơn 100 CTCK trong đó 24 CTCK niêm yết trên HSX và HNX. Các công ty này hầu hết đã công bố kết quả kinh doanh quý II và có lãi, trong đó dẫn đầu là SSI với 153 tỷ đồng LNST. Tiếp theo đó là SBS (109,9 tỷ đồng) và VND (90,1 tỷ đồng).

Hiện tại, chỉ 3 trong số các CTCK báo lỗ trong quý này, gồm: KLS lỗ 22,3 tỷ đồng do phải trích lập 73 tỷ đồng dự phòng giảm giá chứng khoán, CTS lỗ 6 tỷ đồng và HPC lỗ 2,65 tỷ đồng. Trong khi đó, BVS công bố LNST quý II chỉ đạt 2 tỷ đồng. Các CTCK có mức vốn lớn như AGR, BVS, CTS, KLS, SSI có lợi nhuận ròng quý này giảm so với quý trước.

Với các công ty mới niêm yết, tình hình lợi nhuận có vẻ khả quan hơn. SBS công bố LNST quý II/2010 đạt 109,9 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần LNST quý trước. PSI báo lãi 27,2 tỷ đồng trong quý II, tăng 137% so với quý I. APS lãi ròng quý II gấp 3,72 lần quý I khi đạt 36,2 tỷ đồng…

So với kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2010, hầu hết các công ty đều chưa đi được nửa chặng đường. Chỉ có VND, TAS, APS, PSI thực hiện được trên 50% kế hoạch lợi nhuận. Các công ty còn lại, ngay cả như SSI, HCM, BVS, SBS, SHS…, con số lợi nhuận mục tiêu vẫn còn khá xa.

Nhiều CTCK đến nay vẫn chưa xóa hết các khoản lỗ lũy kế - hậu quả từ sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính các năm trước. Điển hình là BVS (-110,7 tỷ đồng), HPC (-106,8 tỷ đồng), AVS (-94,4 tỷ đồng),... Vượt cạn thành công trong quý này có trường hợp của CTCP Chứng khoán Tràng An (TAS). LNST quý II Công ty đạt 4,6 tỷ đồng, tăng 53% so với quý đầu năm, đưa LNST 6 tháng đầu năm lên 7,6 tỷ đồng, bằng 59,6% kế hoạch lợi nhuận năm và lãi chưa phân phối từ mức -3,72 tỷ đồng đầu kỳ chuyển thành +795 triệu đồng.

Triển vọng những tháng cuối năm

Kinh tế vĩ mô ổn định, có thể đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%/năm hoặc cao hơn, được coi là nền tảng cơ bản hỗ trợ cho TTCK trong hai quý cuối năm. Thông tin lạm phát tích cực từ tháng 6 (CPI tăng 0,22%) và tháng 7 (0,06%) cùng với tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm 2010 mới ở mức 10,52%, thấp hơn con số mục tiêu 25% cho cả năm là cơ sở cho NHNN mạnh tay hơn với chính sách nới lỏng tiền tệ. Những yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoàn thành nhanh kế hoạch kinh doanh cả năm.

Trong quý III và quý IV, TTCK được kỳ vọng sẽ sôi động trở lại khi cả hai yếu tố dòng tiền và tâm lý đều được cải thiện nhờ những tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các CTCP chào bán cổ phiếu, tham gia thị trường nhiều hơn. Từ đó, đem lại kết quả kinh doanh khả quan hơn cho các CTCK và có khả năng tạo ra sự đột biến.

Tuy nhiên, cũng cần xét đến yếu tố pha loãng đối với nhóm cổ phiếu này. Năm 2010, trong số 24 CTCK niêm yết, 12 công ty có kế hoạch phát hành thêm. Nhưng cho đến thời điểm này, chỉ có 2 công ty đã huy động được vốn (APS tăng vốn từ 260 lên 390 tỷ đồng, KLS huy động thành công 1.025 tỷ đồng). Kế hoạch tăng vốn nhiều nhất còn lại thuộc về VND, WSS (từ 450 và 366 tỷ đồng cùng tăng lên 1.000 tỷ đồng), ngoài ra là VIG (tăng gấp 2,33 hoặc 3 lần), SME (tăng gấp đôi), APG (tăng gấp 3,7 lần), HBS (300 tỷ lên 500 tỷ), TAS (huy động thêm 60 tỷ)…

Là những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều mặt từ sức khỏe nền kinh tế và TTCK, lợi nhuận các CTCK khá nhạy cảm với sự biến động của các chỉ số. Cùng với triển vọng phục hồi của thị trường những tháng cuối năm, có thể thấy, nhóm ngành này đang thực sự hấp dẫn để đầu tư khi mà hiện tại giá của nhiều cổ phiếu chứng khoán đã xuống tới mức rẻ, và triển vọng lợi nhuận năm 2010 của nhiều CTCK tương đối khả quan.

Bảng: Kết quả doanh thu và  lợi nhuận các CTCK niêm yết (Đv: tỷ đồng)

 

CTCK

VĐL

LNST 2009

Kế hoạch LNST 2010

Doanh thu quý 2/2010

DT L.kế 6 tháng

LNST

quý 2/2010

LNST

L.kế 6T

%TH KH LN

6T đầu năm

LN chưa PP quý gần nhất

AGR

2.120

212,9

210

404,1

799,44

21,69

98,82

46,4%

232,1

APG

135

39,3

27,75

-

-

-

-

-

3,3

APS

390

8,8

55,4

59,22

90,8

36,2

45,93

82,9%

3,88

AVS

360

72

45

38,29

59,83

12,5

18,6

41,3%

-94,4

BVS

722,4

174,5

39,6

73,31

146,62

2

11,58

29,3%

-110,7

CTS

790

103,3

140

51,55

91,35

-6,02

9,07

5,96%

16,7

HCM

600

287,1

312,3

141,2

247,51

67,1

122,36

39,2%

374,6

HPC

309,8

12,6

41,25

21

34,48

-2,65

0,38

0,93%

-106,8

KLS

2.025

352

405

73,29

140,57

-22,3

-9,16

-

-5,3

PHS

300

4,7

30.2

31,5

49,73

5,2

1,47

4,9%

-24,9

PSI

397,3

2,4

70,97

72,5

112,6

27,2

38,6

54,5%

39

SBS

1.100

254,5

1.087

361,75

615

109,9

148,5

13,7%

25,9

SHS

1.000

84,7

178,5

95,3

128,1

50

65,2

36,5%

66,8

SME

150

22,9

40,8

22,83

46,86

5,3

13,14

38,5%

14,3

SSI

3.511,1

804,1

900

381,3

831,37

153

423,64

47,1%

1.136,6

SVS

135

41

32,5

-

-

2,49

-

16,6%

9,4

TAS

139

11,3

12,75

18,62

28,88

4,6

7,62

59,6%

0,8

VDS

330

66,6

87,5

70,32

105,07

27,7

35,84

40,9%

10,7

VIG

300

17,7

52

31

51,9

7,97

7,94

30,6%

8,2

VIX

300

35,2

63,92

-

-

-

-

-

35,2

VND

450

211,7

222,25

169,2

312,75

90,1

172

77,4%

341,3

WSS

366

67,1

109,8

-

81,7

20

50

45,6%

30,9