Cổ phiếu cần quan tâm ngày 6/4

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 6/4

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/4 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MPC

CTCK Phú Hưng (PHS)

Doanh thu thuần của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC – UPCoM) trong quý IV/2022 giảm mạnh 50,3% so với quý trước, xuống còn 2.553 tỷ đồng, cho thấy MPC cũng bị tác động bởi sự sụt giảm nhu cầu tại các thị trường tiêu thụ, qua đó đưa doanh thu thuần năm 2022 đạt 16.425 tỷ đồng (tăng 21% so với năm trước), hoàn thành 78% kế hoạch năm.

Lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 839 tỷ đồng (tăng trưởng 27,7%), hoàn thành 65% kế hoạch. Trong đó, lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 giảm mạnh 20,3% so với quý trước, xuống còn 264,7 tỷ đồng.

Điểm nhấn đầu tư: Đầu tư mở rộng nhà máy, đẩy mạnh công suất chế biến: Vào tháng 10/2021, MPC đã khởi công chuỗi dự án Nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú tại Khu công nghiệp Khánh An tại tỉnh Cà Mau được xây dựng trên diện tích 24,6 ha với tổng vốn đầu tư là 1.625 tỷ đồng.

Cụ thể, quy mô chuỗi dự án gồm 3 nhà máy chế biến là Minh Phát, Minh Quí và Minh Phú với công suất của mỗi nhà máy là 18.000 tấn/năm và 1 nhà máy bao bì Quang Minh với công suất 5.000 tấn/năm. Như vậy, sau khi mở rộng thêm các nhà máy chế biến, tổng công suất chế biến của MPC vào năm 2027 dự kiến sẽ đạt 130.000 tấn/năm, tăng thêm gấp 1,7 lần công suất hiện tại.

Chuỗi giá trị tôm thông minh là động lực tăng trưởng doanh thu trong dài hạn: Khu phức hợp được triển khai trên 10.000 ha đất tại tỉnh Kiên Giang với tổng mức đầu tư là 50.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ mất 6 năm để triển khai. Song song đó, Minh Phú cũng tập trung gia hóa tôm sú giống kháng bệnh và thích nghi, năng suất cao tăng thị phần tôm sú từ 20% hiện nay lên 50% và cao hơn nữa.

Hưởng lợi từ hiệp định EVFTA: MPC được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định EVFTA khi thuế tôm nguyên liệu và sản phẩm tôm được giảm mạnh từ mức 12 - 20% về mức 0%

Định giá & khuyến nghị: Tiếp nối đà giảm từ những tháng cuối năm 2022, bức tranh xuất khẩu thủy sản vào năm 2023 được dự báo sẽ không thể sáng ngay trở lại trong những tháng đầu năm, do đó, chúng tôi ước tính doanh thu thuần của MPC năm 2023F đạt 13.403 tỷ đồng (giảm 18,4% so với năm trước).

Chúng tôi ước tính biên lợi nhuận gộp năm 2023F giảm xuống mức 15% vào 2023F. Qua đó, lợi nhuận sau thuế giảm 20,3% đạt 668 tỷ đồng dựa trên bối cảnh nhu cầu suy giảm, giá tôm xuất khẩu giảm cùng với cạnh tranh gay gắt từ các thị trường đối thủ.

Dù vậy, chúng tôi vẫn kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn của MPC, bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, chúng tôi ước tính mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu MPC là 19.600 đồng/cổ phiếu. Do đó đưa ra khuyến nghị mua cho MPC với mức tăng giá tiềm năng là 16%.

Rủi ro: (1) Rủi ro cạnh tranh; (2) Rủi ro nguồn nguyên liệu đầu vào; (3)Rủi ro tỷ giá hối đoái.

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VIB

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi tăng giá mục tiêu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam thêm 6,2% lên 27.500 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này.

Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu do (1) tăng 5,7% dự báo lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2023-2027 của chúng tôi, bù đắp cho (2) mức tăng giả định chi phí vốn chủ sở hữu của chúng tôi đối với VIB từ 15,20% lên 15,56%.

Dự báo lợi nhuận cao hơn của chúng tôi chủ yếu đến từ (1) dự báo thu nhập ngoài lãi (NOII) tăng 4,8% và (2) dự báo tổng chi phí dự phòng giảm 13,9%.

Chúng tôi tăng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023 thêm 7,7% chủ yếu do chúng tôi (1) tăng dự báo cho NOII năm 2023 thêm 3,1% và (3) giảm dự báo cho chi phí dự phòng năm 2023 thêm 30,2%.

VIB hiện đang giao dịch với P/B năm 2023 là 1,10 lần so với mức trung bình của các ngân hàng khác là 1,01 lần với ROE năm 2023 là 26,8% so với mức ROE trung bình của các ngân hàng khác là 19,8%, theo dự báo của Bloomberg.

Tin bài liên quan