Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường tiếp tục có tuần giao dịch ảm đạm với chỉ số chung và thanh khoản đều sụt giảm, tuy nhiên, vẫn có nhiều cổ phiếu, nhóm ngành ngược dòng thành công như thủy sản, nông nghiệp...

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* SSI khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu FMC

Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu FMC. Chúng tôi đưa ra giá mục tiêu 1 năm đối với FMC là 56.200 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 13%), với P/E mục tiêu là 10x khi chuyển cơ sở định giá sang năm 2024.

Bất chấp thị trường biến động mạnh và tiếp tục mất điểm trong tuần đầu tháng 10, cổ phiếu FMC đã ngược dòng và trở thành điểm sáng nhờ thông tin hỗ trợ tích cực từ hoạt động kinh doanh. Cụ thể, Công ty vừa báo cáo doanh số tháng 8/2023 đạt 22,4 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ, đồng thời là mức cao thứ 3 trong lịch sử hoạt động, chỉ đứng sau tháng 10/2021 và tháng 1/2022. Thống kê với việc đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó phiên đầu tuần ngày 2/10 tăng kịch trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FMC tăng 3.900 đồng (+8,42%) từ mức 46.300 đồng/CP lên 50.200 đồng/CP.

* VCBS khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu GMD

Dự phóng doanh thu thuần 2023 của CTCP Gemadept (GMD – sàn HOSE) đạt 4.327 tỷ (tăng 11% so với năm ngoái), lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 2.399 tỷ (tăng trưởng 141%). Chúng tôi khuyến nghị trung lập cho GMD với mức giá mục tiêu đạt 71.100 đồng/CP với phương pháp tổng các thành phần, upside 10%.

Mặc dù đã hồi phục trong 3 phiên cuối tuần nhưng chưa đủ sức để “gánh” 2 phiên mất điểm vào đầu tuần, khiến cổ phiếu GMD điều chỉnh trong tuần đầu tiên của tháng 10. Cụ thể, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GMD giảm 1.300 đồng (-1,96%) từ mức 66.300 đồng/CP xuống 65.000 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DPM

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DPM và nâng giá mục tiêu từ 39.000 đồng/CP trong báo cáo trước lên 42.000 đồng/CP (upside 21% so với giá đóng cửa ngày 03/10/2023, đã bao gồm 11% tỷ suất cổ tức) do điều chỉnh tăng dự phóng 2023F và 2024F tăng; dựa trên phương pháp định giá P/B với tỷ lệ mục tiêu bằng 1.3x tương đương mức trung vị ngành.

Phần lớn các cổ phiếu phân bón đã “chiến thắng” thị trường trong tuần đầu tháng 10 dù đà tăng còn khá hạn chế, trong đó có DPM. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPM tăng 1.150 đồng (+3,12%) từ mức 36.900 đồng/CP lên 38.050 đồng/CP.

* VCBS khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu VHC

Chúng tôi ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu VHC là 87.802 đồng/cổ phiếu dựa trên phương pháp FCFF và P/E. Chúng tôi duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu VHC.

Vĩnh Hoàn được mệnh danh là vua cá tra tại Việt Nam và cũng là một trong những đơn vị đầu tiên xuất khẩu sản phẩm cá da trơn qua Mỹ, được kỳ vọng sẽ hồi phục tích cực trong quý IV/2023 và kéo dài sang năm 2024 khi lượng tồn kho tại Mỹ đã giảm đáng kể và nhu cầu dần hồi phục. Diễn biến này phần nào tác động tích cực lên cổ phiếu VHC.

Cụ thể, trong bối cảnh thị trường chung giảm điểm, cổ phiếu VHC đã đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu này tăng 2.500 đồng (+3,17%) từ mức 78.900 đồng/CP lên 81.400 đồng/CP.

* SSI khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu DBD

Sau khi công bố kế hoạch phát hành riêng lẻ với mức giá tối thiểu là 50.000 đồng/cổ phiếu, giá cổ phiếu DBD đã có sự phục hồi mạnh gần đạt mức giá mục tiêu, do đó chúng tôi hạ khuyến nghị từ khả quan xuống trung lập đối với cổ phiếu DBD, với tổng mức sinh lời là 10,3% (bao gồm 4% lợi suất cổ tức).

Dù diễn biến ngành không được như kỳ vọng của thị trường - được đánh giá là nhóm cổ phiếu phòng thủ khi thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh – bởi trạng thái biến động giằng co và khá nhiều mã mất điểm, nhưng cổ phiếu dược phẩm DBD đã ngược dòng thị trường chung thành công. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm, 1 phiên đứng giá và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DBD tăng 2.100 đồng (+3,78%) từ mức 55.500 đồng/CP lên 57.600 đồng/CP.

* AGR khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu PTB và STK

Mặc dù nền kinh tế Mỹ đang gặp nhiều khó khăn tuy nhiên quy mô của PTB còn rất nhỏ so với quy mô thị trường nên khả năng thâm nhập rất tốt. Ngoài ra Mỹ cũng mới áp thuế CBPG, CTC lên các sản phẩm đá nhân tạo từ thị trường Ấn Độ (quốc gia xuất khẩu đá lớn nhất sang Mỹ). Đây là cơ hội rất tốt cho PTB có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Do đó, chúng tôi khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu STK với giá mục tiêu 60.000 đồng/CP.

Đồng thời, AGR khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu STK với giá mục tiêu 36.000 đồng/CP.

Cũng như VHC, Phú Tài thuộc nhóm xuất khẩu đồ gỗ nội thất và đá ốp sát sang Mỹ chiếm tỷ trọng lên đến 70%, sẽ có triển vọng tích cực hơn vào cuối năm và diễn biến cổ phiếu PTB tuần qua cũng khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PTB tăng 4.100 đồng (+7,03%) từ mức 36.200 đồng/CP xuống 62.400 đồng/CP.

Trong khi đó, dù cũng thuộc nhóm cổ phiếu dệt may, nhưng diễn biến cổ phiếu STK lại có tuần đầu tháng 10 không mấy tích cực. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu STK giảm 1.400 đồng (-4,19%) từ mức 33.400 đồng/CP xuống 32.000 đồng/CP.

* VCBS khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu BAF và DBC

Dự báo trong năm 2023, sản lượng cám bán ra thị trường sẽ đạt 80.000 tấn, đem về doanh thu thuần và lợi nhuận gộp lần lượt là 882 tỷ và 101 tỷ đồng. Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu BAF với giá mục tiêu là 22.487 đồng/CP.

Bên cạnh đó, VCBS cho rằng, giá heo hơi tăng trở lại từ quý II và đến thời điểm cuối quý 3 lực tăng bắt đầu yếu dần, giá thịt heo giảm và đi ngang, do đó khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu DBC với giá mục tiêu là 25.744 đồng/CP.

Vượt qua kỳ vọng của VCBS và cả xu hướng chung của thị trường, cổ phiếu nông nghiệp BAF tiếp tục có thêm tuần giao dịch thành công. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BAF tăng 1.150 đồng (+5,15%) từ mức 22.350 đồng/CP lên 23.500 đồng/CP.

Cổ phiếu cùng ngành DBC cũng đã “thắng” thị trường nhưng đà tăng còn hạn chế. Cụ thể, với việc đón nhận 1 phiên giảm khá mạnh ngày 3/10 và 4 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DBC tăng nhẹ 400 đồng (+1,83%) từ mức 21.900 đồng/CP xuống 22.300 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VTP

Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VTP, giá mục tiêu 57.200 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức lợi nhuận 23% so với giá đóng cửa ngày 28/09/2023.

Mặc dù phần lớn thời gian VTP giữ sắc xanh khi có tới 4 phiên tăng, nhưng phiên điều chỉnh khá mạnh cùng thị trường ngày 3/10 đã khiến cổ phiếu này giảm nhẹ tuần qua. Cụ thể, tuần qua, giá cổ phiếu VTP giảm nhẹ 100 đồng (-0,22%) từ mức 46.100 đồng/CP xuống 46.000 đồng/CP.

* AGR khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu CTR

Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm hơn 20% CAGR trong hơn 10 năm qua về lợi nhuận sau thuế, CTR là một cổ phiếu phù hợp đầu tư trong trung và dài hạn. CTR đang có mức định giá hấp dẫn khi P/Ef 2023 15,2x, thấp hơn trung bình 3 năm gần nhất. Do đó, Agriseco Research khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu CTR với giá mục tiêu là 90.000 đ/cp (Upside 17% từ thị giá hiện tại) trong 1 năm tới.

Một trong những thông tin đáng chú ý tại CTR mới đây là ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Created Future, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Digiworld đã bất ngờ mua 1,43 triệu cổ phiếu CTR, nâng sở hữu của nhóm cổ đông có liên quan đến ông Hồng Việt lên 5,8 triệu cổ phiếu CTR, tương ứng tỷ lệ 5,08% và trở thành cổ đông lớn của Viettel Construction. Diễn biến cổ phiếu CTR tuần đầu tiên của tháng 10 vẫn giữ được sự khởi sắc nhưng đà tăng không còn mạnh như tuần cuối cùng của tháng 9. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTR tăng nhẹ 600 đồng (+0,77%) từ mức 77.900 đồng/CP lên 78.500 đồng/CP.

Tin bài liên quan