Thị trường tài chính 24h: Thị trường chứng khoán cần thêm thời gian để tự cân bằng

Thị trường tài chính 24h: Thị trường chứng khoán cần thêm thời gian để tự cân bằng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm mạnh phiên đầu tuần; Lãi suất ngân hàng: Yêu cầu giảm, một số nơi làm ngược lại?; Chọn hàng thời không còn tiền rẻ; Thị trường đang tự cân bằng; Thị trường đang tự cân bằng; Kỷ nguyên toàn cầu hóa kéo dài ba thập kỷ đang kết thúc…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 23/5 không đổi so với ngày cuối tuần trước, vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 69,05 – 69,97 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ tăng 5,2 USD/ounce lên 1.846,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng mạnh và chạm 1.865 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,14 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 23/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.117 đồng/USD, giảm 28 đồng so với phiên cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.035 – 23.315 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 30.200 USD, thì sang phiên hôm nay tiếp tục nhích dần và lên trên 30.400 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,27 USD (+1,15%), lên 111,53 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,36 USD (+1,21%), lên 113,91 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index giảm gần 22 điểm

Thị trường đã chỉ biến động nhẹ lình xình quanh mốc tham chiếu trong gần suốt cả phiên sáng. Tuy nhiên, sự quay đầu của nhóm bluechip đã lan sang các nhóm ngành khác khiến VN-Index chìm dần vào sắc đỏ.

Trong phiên chiều, áp lực bán mạnh sau thời điểm 14h đã dâng cao khiến chỉ số hơi hơn 30 điểm, đe dọa về vùng giá 1.200 điểm.

Tuy nhiên, cú lao mạnh này cũng là cơ hội, khi lực cầu gia tăng mạnh đã giúp VN-Index lấy lại khoảng 10 điểm trong đợt khớp lệnh ATC.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 6,69 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 356,34 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 23/5: VN-Index giảm 21,9 điểm (-1,77%), xuống 1.218,81 điểm; HNX-Index giảm 6,36 điểm (-2,07%), xuống 300,66 điểm; UpCoM-Index giảm 0,47 điểm (-0,5%), xuống 93,63 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall kết thúc trái chiều vào thứ Sáu (20/5), với một phiên giao dịch đầy biến động chứng kiến ​​Tesla lao dốc và các cổ phiếu tăng trưởng khác cũng mất điểm.

Chỉ số S&P 500 phần lớn thời gian của phiên giao dịch trong vùng tiêu cực và có thời điểm rơi vào thị trường “con gấu” khi giảm hơn 20% so với mức cao kỷ lục vào ngày 3/1, trước khi thu hẹp đà giảm sau đó và đóng cửa xanh nhạt.

Lo lắng về lạm phát gia tăng và lãi suất tăng đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Mỹ trong năm nay, với những tín hiệu nguy hiểm từ Walmart và các nhà bán lẻ khác trong tuần này làm tăng thêm lo ngại về nền kinh tế.

Tuần qua, Dow Jones mất 2,9%, đánh dấu chuỗi 8 tuần lao dốc đầu tiên kể từ thời kỳ Đại khủng hoảng năm 1923. Còn chỉ số S&P 500 giảm 3% trong tuần, trong khi Nasdaq Composite sụt 3,8%, cả 2 đều ghi nhận chuỗi 7 tuần giảm liên tiếp.

Kết thúc phiên 20/5, chỉ số Dow Jones tăng 8,77 điểm (+0,03%), lên 31.261,90 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,57 điểm (+0,01%), lên 3.901,36 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 33,88 điểm (-0,30%), xuống 11.354,62 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng và lấy lại mức tâm lý 27.000 điểm, theo dõi mức tăng sớm của các chỉ số tương lai trên phố Wall.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,98% lên 27.001,52 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,92% lên 1.894,57 điểm.

Phiên này, nhóm cổ phiếu công ty tài chính dẫn đầu đà tăng, nhích 2,19%, nhờ động lực từ công ty bảo hiểm Tokio Marine Holdings tăng 7,64%.

Năng lượng và vật liệu cơ bản là phân ngành duy nhất của Nikkei 225 giảm, với chỉ số phụ theo dõi giảm 0,81% và 0,17%.

Chứng khoán Trung Quốc gần như không đổi, khi Bắc Kinh báo cáo 99 trường hợp nhiễm Covid-19 mới, mức cao mới trong ngày ở thủ đô trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh hiện nay, trong khi việc chốt lời sau hai tuần tăng liên tiếp cũng ảnh hưởng đến chỉ số.

Đóng cửa, Shanghai Composite gần như đi ngang ở mức 3.146,86 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,58% xuống 4.053,98 điểm.

Phiên này, cổ phiếu các nhà phát triển bất động sản giảm 3,8%, các công ty du lịch và sản xuất rượu đều giảm hơn 1,5%, trong khi kim loại màu và ô tô đều tăng hơn 2%.

Các nhà quản lý Trung Quốc hôm thứ Sáu cho biết họ sẽ hợp lý hóa quy trình phát hành vốn cổ phần và trái phiếu của các công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đồng thời kêu gọi các công ty môi giới và quản lý quỹ dịch chuyển dòng tiền nhiều hơn tiền hơn vào các khu vực và lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, do nhóm cổ phiếu công nghệ tiếp tục lùi bước.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,19% xuống 20.470,06 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip mất 1,39% xuống 7.022,45 điểm.

Các công ty công nghệ niêm yết tại Hồng Kông giảm 2,5%, trong đó gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba và Meituan đều giảm hơn 3%.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong gần ba tuần, khi giới đầu tư dường như hoan nghênh việc Washington có thể cắt giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 8,09 điểm, tương đương 0,31% lên 2.647,38 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 4/5.

Trong số các cổ phiếu lớn gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 0,15% và SK Hynix tăng 0,44%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 0,92%.

Kết thúc phiên 23/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 262,49 điểm (+0,98%), lên 27.001,52 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,29 điểm (+0,00%), lên 3.146,86 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 247,18 điểm (-1,19%), xuống 20.470,06 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 8,09 điểm (+0,31%), lên 2.647,38 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi suất ngân hàng: Yêu cầu giảm, một số nơi làm ngược lại?

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về việc triển khai yêu cầu tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 liên quan đến lãi suất ngân hàng..>> Chi tiết

- Chọn hàng thời không còn tiền rẻ

Thị trường sẽ bước vào giai đoạn có sự phân hóa mạnh, thay vì tăng trên diện rộng như hai năm 2020 - 2021 do các thay đổi liên quan tới chính sách tiền tệ toàn cầu. Nói cách khác, dòng tiền sẽ khắt khe chọn lọc cơ hội đầu tư khi lãi suất không còn “rẻ” nữa..>> Chi tiết

- Thị trường đang tự cân bằng

Nhìn nhận diễn biến TTCK toàn cầu thời gian qua có thể thấy rằng, thị trường cần thêm thời gian để tự cân bằng khi giai đoạn tiền rẻ và dễ không còn..>> Chi tiết

- Quản trị rủi ro – yếu tố không thể thiếu để tồn tại trên thị trường chứng khoán

Trái với quan niệm của nhiều F0 mới bước vào thị trường với tâm thế kiếm tiền nhanh, đầu tư chứng khoán cũng như mọi khoản đầu tư khác, yêu cầu kiến thức, kinh nghiệm và chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng để bảo toàn vốn và thu về lợi nhuận tối ưu..>> Chi tiết

- Kỷ nguyên toàn cầu hóa kéo dài ba thập kỷ đang kết thúc

Theo các nhà điều hành doanh nghiệp lớn, kỷ nguyên toàn cầu hóa kéo dài ba thập kỷ có nguy cơ đảo ngược trở lại..>> Chi tiết

Tin bài liên quan