Thị trường tài chính 24h: Hoạt động cho vay margin bộc lộ mặt trong quý II/2022

Thị trường tài chính 24h: Hoạt động cho vay margin bộc lộ mặt trong quý II/2022

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index thêm một phiên biến động nhẹ; Lọc kỹ đối tượng được hỗ trợ lãi suất; Quản lý hoạt động cho vay margin thế nào?; Doanh nghiệp xây lắp kỳ vọng thêm trợ lực; Nền kinh tế toàn cầu đã qua thời kỳ Điều độ Vĩ đại…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 10/8 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã giảm thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,00 – 67,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 4,7 USD lên mức 1.793,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về dưới 1.790 USD, nhưng đã hồi phục về cuối ngày và lên trên 1.795 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,16 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.174 đồng/USD, giảm 2 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.250 – 23.530 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 23.100 USD, thì sang phiên hôm nay chỉ giằng co nhẹ quanh ngưỡng 23.000 USD/BTC cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,74 USD (-0,82%), xuống 89,76 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,82 USD (-0,85%), xuống 95,43 USD/thùng.

VN-Index giảm nhẹ

Thị trường thêm một phiên chủ yếu giằng co quanh tham chiếu trong biên độ hẹp. Dòng tiền phân hóa và tìm đến các cổ phiếu vừa và nhỏ, với các cổ phiếu đáng chú ý phiên này như cặp CII – NBB, NVT, IJC, TGG, TNT, khi đồng loạt tăng trần từ sớm.

Trên đồ thị ngày, VN-Index tiếp tục tạo cây nến doji và phiên thứ 3 liên tiếp đi ngang trong biên độ hẹp 1.252-1.262 điểm.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 2,15 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 47,42 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 10/8: VN-Index giảm 2,35 điểm (-0,19%), xuống 1.256,5 điểm; HNX-Index tăng 2,13 điểm (+0,71%), lên 303,54 điểm; UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (+0,27%), lên 93,11 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm trong phiên ngày thứ Ba (9/8), khi giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước khi có báo cáo CPI tháng 7, trong đó, Nasdaq chịu thiệt hại lớn nhất sau cảnh báo của công ty chip Micron Technology.

Dow Jones và S&P 500 giảm 0,2% và 0,4%, nhưng Nasdaq để rơi 1,2%, do ảnh hưởng từ cổ phiếu của công ty sản xuất chip Micron giảm hơn 3%, sau khi cảnh báo doanh thu quý này có thể giảm so với dự báo trước đó vì “các yếu tố kinh tế vĩ mô và những hạn chế của chuỗi cung ứng”.

Kết thúc phiên 9/8, chỉ số Dow Jones giảm 58,13 điểm (-0,12%), xuống 32.774,41 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 17,59 điểm (-0,42%), xuống 4.122,47 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 150,53 điểm (-1,19%), xuống 12.493,93 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, do cổ phiếu liên quan đến chip ảnh hưởng, sau khi Micron Technology của Mỹ dẫn đầu đà đi xuống trong nhóm các công ty công nghệ lớn của Mỹ phiên đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,65% xuống 27.819,33 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,17% xuống 1.933,65 điểm.

Ảnh hưởng từ các đồng nghiệp của Mỹ phiên đêm qua, cổ phiếu của các hãng sản xuất thiết bị chế tạo chip đều đi xuống, như Tokyo Electron giảm 2,75% và Advantest giảm 3,8%.

Các cổ phiếu lớn cũng lùi bước với Fast Retailing giảm 2,75% và nền tảng dịch vụ y tế M3 giảm 3,5%.

Dù vậy, phần lớn thị trường giao dịch thận trọng trước kỳ nghỉ vào thứ Năm và chờ đợi dữ liệu CPI tháng 7 của Mỹ.

Chứng khoán Trung Quốc giảm do lạm phát chậm hơn dự kiến ​​làm dấy lên lo ngại về nhu cầu trong nước yếu.

Đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,54% xuống 3.230,02 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,12% xuống 4.109,73 điểm.

Chỉ số giá tại cổng nhà máy tháng 7 của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 17 tháng, bất chấp áp lực chi phí toàn cầu gia tăng, khi hoạt động xây dựng trong nước chậm lại đáng kể ảnh hưởng đến nhu cầu nguyên liệu thô.

“Dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều thành phố và việc thiếu các biện pháp kích thích chính sách hơn nữa có thể dẫn đến tăng trưởng yếu hơn trong tháng 7,” Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông giảm do ảnh của của nhóm cổ phiếu bất động sản đi xuống.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,96% xuống 19.610,84 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,22% xuống 6.644,13 điểm.

Cổ phiếu lĩnh vực bất động sản giảm 5,14%, nằm trong số những ngành giảm sâu nhất, sau khi UBS hạ cấp các nhà phát triển lớn Country Garden, Longfor Group, cũng như các công ty quản lý bất động sản Country Garden Services và Jinke Smart Services, xuống “trung lập” từ “mua” trước đó.

Chứng khoán Hàn Quốc đã giảm do ảnh hưởng của Phố Wall đêm qua khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ để đánh giá tốc độ tăng lãi suất của Fed.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 22,58 điểm, tương đương 0,90% xuống 2.480,88 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, SamSung Electronics giảm 1,5% và SK Hynix giảm 3,47%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 0,11%.

Kết thúc phiên 10/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 180,63 điểm (-0,65%), xuống 27.819,33 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 17,41 điểm (-0,54%), xuống 3.230,02 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 392,60 điểm (-1,96%), xuống 19.610,84 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 22,58 điểm (-0,90%), xuống 2.480,88 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lọc kỹ đối tượng được hỗ trợ lãi suất

Thực hiện Thông tư 03/2022/TT-NHNN, các ngân hàng đã xây dựng và ban hành hướng dẫn chi tiết, nhằm đảm bảo việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất..>> Chi tiết

- Quản lý hoạt động cho vay margin thế nào?

Sau khi góp phần giúp thanh khoản và điểm số chứng khoán tăng cao trong giai đoạn quý II/2020 - quý I/20222, hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ (margin) đã bộc lộ mặt trái khi thị trường điều chỉnh giảm trong quý II/2022..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp xây lắp kỳ vọng thêm trợ lực

Nhìn về cuối năm, nhóm doanh nghiệp xây lắp được kỳ vọng hưởng lợi từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022 - 2023 và đẩy mạnh đầu tư công..>> Chi tiết

- Nền kinh tế toàn cầu đã qua thời kỳ Điều độ Vĩ đại

Nền kinh tế thế giới đang có sự chuyển dịch chế độ triệt để. Thời kỳ Great Moderation kéo dài hàng thập kỷ đã kết thúc. Toàn cầu hóa ngày càng có xu hướng đảo ngược, nhiều thách thức đang khiến sản lượng thấp hơn và giá cả cao hơn..>> Chi tiết

Tin bài liên quan