Thị trường tài chính 24h: Cuộc chiến với lạm phát chưa thể sớm kết thúc

Thị trường tài chính 24h: Cuộc chiến với lạm phát chưa thể sớm kết thúc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tiếp tục nhích lên; “Cửa” tăng vốn của ngân hàng hé mở; Công ty chứng khoán vào cuộc đua mới; Nhận diện cơ hội trong môi trường vốn đắt; Sự sụt giảm của đồng đô la không chỉ là do lãi suất…à những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 18/1 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã tăng 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,80 – 67,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 8 USD xuống 1.908,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về gần 1.895 USD, nhưng đã bật tăng mạnh từ vùng đáy lên gần 1.915 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,02 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 18/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.606 đồng/USD, tăng 3 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.280 – 23.600 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đi ngang quanh 21.160 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,56 USD (+1,95%), lên 81,74 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,35 USD (+1,57%), lên 87,37 USD/thùng.

VN-Index lên gần 1.100 điểm

Mặc dù thanh khoản cầm chừng do tâm lý kỳ nghỉ lễ đang cận kề nhưng lực cầu dàn trải khá tốt giúp sắc xanh lan tỏa thị trường và VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng điểm, áp sát mốc 1.100 điểm.

Hầu hết các nhóm ngành đều có được sắc xanh, ngoại trừ vài nhóm giảm nhẹ, tuy nhiên VN-Index vẫn chưa thể chinh phục được ngưỡng tâm lý mạnh này bởi hầu hết các nhóm trụ cột chỉ có được mức tăng nhẹ.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 37,22 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 742,03 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 18/1: VN-Index tăng 9,99 điểm (+0,92%), lên 1.098,28 điểm; HNX-Index tăng 2,58 điểm (+1,2%), lên 217,73 điểm; UPCoM-Index tăng 0,58 điểm (+0,79%), lên 73,54 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm điểm vào ngày thứ Ba (17/1), khi nhà đầu tư cân nhắc kết quả lợi nhuận mới nhất từ các doanh nghiệp.

Cổ phiếu Goldman sụt 6,44% sau khi ngân hàng này báo cáo lợi nhuận kém nhất trong một thập kỷ trong quý IV/2022. Kết quả kinh doanh của Goldman Sachs chịu áp lực bởi sự sụt giảm trong doanh thu ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản.

Trong khi đó, Morgan Stanley đã công bố kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo, một phần nhờ doanh thu quản lý tài sản kỷ lục. Cổ phiếu Morgan Stanley vọt 5,91%.

Kết thúc phiên 17/1, chỉ số Dow Jones giảm 391,76 điểm (-1,14%), xuống 33.910,85 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 8,12 điểm (-0,20%), xuống 3.990,97 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 15,96 điểm (+0,14%), lên 11.095,11 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán châu Á đa phần đi lên, với chứng khoán Nhật Bản tăng vọt và đồng yên yếu đi sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định không tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ.

Các nhà giao dịch đã rất kỳ vọng vào quyết định giữ nguyên chính sách của BoJ, sau khi ngân hàng trung ương này vào tháng trước đã gây sốc cho thị trường với việc cho phép lợi suất trái phiếu được di chuyển trong một khung rộng hơn.

Ông Clifford Bennett, nhà kinh tế trưởng tại công ty môi giới đầu tư ACY Securities, cho biết quyết định này cho thấy BoJ đang hành động phù hợp trong bối cảnh con đường tăng trưởng kinh tế vẫn chưa chắc chắn và mức lạm phát vẫn còn thấp.

Giờ đây, trọng tâm chú ý của thị trường sẽ chuyển sang việc bổ nhiệm một Thống đốc mới cho BoJ.

Tại thị trường Trung Quốc, các chỉ số chính đều đi lên với chứng khoán Hong Kong nối lại đà tăng bắt đầu trong năm nay.

Đi ngược lại xu hướng tăng điểm chung của khu vực, chứng khoán Hàn Quốc giảm ngày thứ hai liên tiếp khi nhà đầu tư thận trọng trước mùa báo cáo thu nhập sẽ bắt đầu vào tuần tới.

Kết thúc phiên 18/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 652,44 điểm (+2,50%), lên 26.791,12 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,16 điểm (+0,00%), lên 3.224,41 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 100,36 điểm (+0,47%), lên 21.678,00 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 11,07 điểm (-0,47%), xuống 2.368,32 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- “Cửa” tăng vốn của ngân hàng hé mở

Đã có những tín hiệu tích cực trong việc tăng vốn cho các ngân hàng, đặc biệt là khối ngân hàng có vốn nhà nước chi phối, khi đã gặp khó khăn từ nhiều năm nay..>> Chi tiết

- Công ty chứng khoán vào cuộc đua mới

Sự khốc liệt của thị trường chứng khoán năm 2022 đã làm thay đổi cơ cấu, tỷ trọng khách hàng của nhiều công ty chứng khoán. Công cuộc xây dựng, củng cố lại tệp khách hàng là chiến lược lớn của nhiều công ty trong năm 2023..>> Chi tiết

- Nhận diện cơ hội trong môi trường vốn đắt

Cuộc chiến với lạm phát chưa thể sớm kết thúc, mặt bằng lãi suất dự báo sẽ tiếp tục neo ở mức cao, tạo áp lực lên thị trường chứng khoán..>> Chi tiết

- Năm 2022, giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ giảm 66%

Nhóm ngân hàng dẫn đầu năm 2022 về giá trị phát hành với tổng giá trị đạt 136.772 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng giá trị phát hành với lãi suất phát hành trung bình là 5,48%/năm..>> Chi tiết

- Sự sụt giảm của đồng đô la không chỉ là do lãi suất

Sau khi liên tục đạt mức cao kỷ lục so với rổ các đồng tiền đối tác thương mại quan trọng vào mùa Thu năm ngoái, đồng tiền của Mỹ đã nhanh chóng giảm giá..>> Chi tiết

Tin bài liên quan