Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm bán lẻ và thủy sản mang kỳ vọng cho nhà đầu tư

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm bán lẻ và thủy sản mang kỳ vọng cho nhà đầu tư

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tâm lý thị trường đã có phần tích cực hơn trong tuần qua, giúp VN-Index tăng gần 45 điểm với nhiều nhóm ngành đã có sự đồng thuận tăng tốt như bán lẻ, dầu khí, thủy sản... Chỉ thanh khoản có lẽ là điều nhà đầu tư còn băn khoăn khi chưa thực sự được cải thiện nhiều.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 44,74 điểm (+3,61%), lên 1.285,45 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 7,7% so với tuần trước đó với 73.179 tỷ đồng, khối lượng giao dịch tăng 5,6% lên 2.890 triệu cổ phiếu.

HNX-Index tăng 4,15 điểm (+1,35%), lên 311,17 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 3,8% so với tuần trước với 8.837 tỷ đồng, khối lượng giao dịch tăng 2,8% lên 405 triệu cổ phiếu.

Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu dịch vụ tiêu dùng tăng tốt, với các cổ phiếu bán lẻ như MWG (+9,5%), PNJ (+15,4%), FRT (+22,4%), DGW (+17,6%), PNJ (+15,4%) …

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu dầu khí với PLX (+5,2%), GAS (+5,3%), BSR (+2,1%), OIL (+3,6%), PVD (+9,7%), CNG (+10,6%), PET (+16,4%), PVS (+2,5%) ...

Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu bán lẻ lớn đều có tuần khởi sắc với FRT, DGW và PNJ đều góp mặt.

Đáng chú ý là PNJ, khi mặt hàng này nhận được sự quan tâm của đại biểu Quốc hội Đào Hồng Vận (Hưng Yên), Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên trong buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ngày 25/5.

Theo đó, ông Đào Hồng Vận đã đặt vấn đề giá vàng miếng SJC chênh giá vàng thế giới có thời điểm đến gần 20 triệu đồng/lượng thì ai là người hưởng lợi? Cơ chế quản lý thế nào, có hay không việc doanh nghiệp thao túng đẩy giá vàng, trong bối cảnh người dân vì dịch bệnh muốn tích trữ.

Đồng thời vị đại biểu này nói rằng cần phải đặt vấn đề có sự liên kết đẩy giá vàng và đề nghị Chính phủ có giải pháp kiểm soát để ổn định thị trường.

Trong top các cổ phiếu tăng mạnh khác còn xuất hiện nhóm cổ phiếu thủy sản với những cái tên nổi bật ANV, IDI và ACL.

Nhóm các công ty thủy sản xuất khẩu đang cho thấy tương lai vẫn rất sáng sủa. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng hơn 44,5% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng cá tra và tôm đạt khoảng 2,8 tỷ USD.

Trong hai ngày tới 30 và 31/5, Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại các nước thành viên RCEP tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến thủy sản Việt Nam với các thị trường RCEP 2022.

Ở chiều ngược lại, ba cổ phiếu họ FLC là FLC, ROS, HAI đều góp mặt, sau khi bị đưa vào diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 1/6/2022. Nguyên nhân đều do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Bên cạnh đó, cổ phiếu PXS cũng giảm sâu do nhận án hủy niêm yết bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 24/6/2022. Nguyên nhân do, tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với Báo cáo tài chính các năm 2019, 2020 và 2021.

Trên sàn HNX, đáng chú ý có AMV, khi thêm một tuần sôi động và góp mặt trong tuần thứ hai liên tiếp lọt top cổ phiếu tăng mạnh nhất, thanh khoản cũng có sự cải thiện, có những phiên khớp hơn 4,17 triệu đơn vị và thấp nhất cũng có hơn 1,09 triệu đơn vị. Tuần trước, AMV tăng gần 22%, thanh

Trên UpCoM tuần này chào đón FTM, khi đăng ký giao dịch 50 triệu cổ phiếu với giá trong phiên đầu tiên là 2.600 đồng trong ngày 26/5 và chỉ hai phiên, cổ phiếu này đã tăng lần lượt 30,77% và 12,9% lên 3.500 đồng, với khối lượng khớp lệnh 1,97 triệu và 0,64 triệu đơn vị.

Tin bài liên quan