Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền lớn “âm thầm” gom cổ phiếu một số nhóm ngành có triển vọng

Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền lớn “âm thầm” gom cổ phiếu một số nhóm ngành có triển vọng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index lùi về 1.210 điểm; Câu chuyện tỷ giá và lạm phát: Ổn định không có nghĩa là bất động; Dòng tiền đón “sóng” lợi nhuận quý III; Chặn cửa mua gian, bán lận trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; Các nền kinh tế đang phát triển châu Á sẽ phát triển nhanh hơn Trung Quốc…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 21/9 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 65,95 – 66,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 12 USD xuống mức 1.664,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục và lên gần 1.675 USD/ounce về cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 110,57 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.301 đồng/USD, không đổi so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.545 – 23.825 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng tại 18.900 USD, thì sang phiên hôm nay gần như chỉ dao động nhẹ quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,13 USD (+2,54%), lên 86,07 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 2,20 USD (+2,41%), lên 92,80 USD/thùng.

VN-Index tiếp tục giảm

Chịu ảnh hưởng từ các thị trường lớn bên ngoài, thị trường trong nước chìm trong sắc đỏ từ sớm Dù có đôi lúc lực cầu bắt đáy thăm dò, nhưng khi nhận thấy lực cung vừa gia tăng, bên mua đã rụt tay khiến VN-Index giảm mạnh trở lại.

Giao dịch thị trường diễn ra ảm đạm, với dòng tiền nhỏ giọt khi bên mua ôm tiền đứng nhìn, còn bên bán cũng không bán giá thấp hơn. Dù vậy, VN-Index vẫn giữ được mốc 1.210 điểm khi đóng cửa.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 5,81 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 128,62 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 21/9: VN-Index giảm 8,38 điểm (-0,69%), xuống 1.210,55 điểm; HNX-Index giảm 1,82 điểm (-0,68%), xuống 265,09 điểm; UPCoM-Index giảm 0,28 điểm (-0,32%), xuống 88,23 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Các chỉ số chính của phố Wall giảm điểm trong phiên ngày thứ Ba (20/9), khi giới đầu tư tiếp tục bán ra ngay trước thềm cuộc họp của Fed.

Fed dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất thêm 0,75% lần thứ ba liên tiếp trong cuộc họp chính sách của họ kết thúc vào thứ Tư. Hiện thị trường đánh giá có 17% khả năng Fed tăng lãi suất thêm 1% và dự báo lãi suất sẽ tăng chạm mức 4,49% vào cuối quý I/2023.

Kết thúc phiên 20/9, chỉ số Dow Jones giảm 313,45 điểm (-1,01%), xuống 30.706,23 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 43,96 điểm (-1,13%), xuống 3.855,93 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 109,97 điểm (-0,95%), xuống 11.425,05 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đóng cửa thấp nhất trong hơn hai tháng, ảnh hưởng bởi phiên đêm qua trên Phố Wall, khi các nhà đầu tư thận trọng cao độ cho các cuộc họp chính sách quan trọng trong tuần này của nhiều ngân hàng trung ương.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,36% xuống 27.313,13 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 19/7.

Chỉ số Topix cũng giảm 1,36% xuống 1.92080 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 7/9.

Yasushi Yokoyama của Aizawa Securities cho biết: “Nếu Fed thực hiện tăng lãi suất thêm 0,75% như hầu hết mọi dự báo, thị trường sẽ tránh biến động mạnh”.

Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) được coi là không có khả năng đi lạc khỏi con đường ôn hòa của mình. Đây là ngân hàng trung ương lớn duy nhất không tăng lãi suất trong năm nay, mặc dù lạm phát đã duy trì trên mục tiêu 2% của ngân hàng trong 5 tháng liên tiếp.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi giới đầu tư hạn chế đặt cược trước đợt tăng lãi suất của Fed.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,17% xuống 3.177,18 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,74% xuống 3.903,73 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 9/5.

Các chứng khoán châu Á khác cũng giảm sau đợt bán tháo trên Phố Wall qua đêm. Đồng nhân dân tệ cũng suy yếu xuống mức thấp nhất trong 26 tháng so với đồng USD, ngay trước cuộc họp chính sách của Fed.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán cổ phiếu Trung Quốc trị giá hơn 3 tỷ nhân dân tệ (430 triệu USD) thông qua chương trình Kết nối chứng khoán.

Các nhà đầu tư lo ngại rằng lãi suất tăng nhanh ở nước ngoài sẽ tiếp tục khiến dòng tiền rút ra khỏi thị trường Trung Quốc và hạn chế khả năng nới lỏng tiền tệ trong tương lai của ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Phiên này, cổ phiếu các công ty chăm sóc sức khỏe và bán dẫn dẫn đầu đà giảm, khi trượt dốc 2%, trong khi cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và du lịch lần lượt mất 1,5% và 1,8%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, cũng do giới đầu tư thận trọng đứng ngoài trước cuộc họp của Fed, cũng như ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu công nghệ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,79% xuống 18.444,62 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,16% xuống 6.267,16 điểm.

Cổ phiếu các gã khổng lồ công nghệ giảm 3%, trong đó Alibaba Group giảm 3,7% và công ty giao thực phẩm Meituan giảm 3%, trở thành lực cản lớn nhất đối với chỉ số Hang Seng.

Chứng khoán Hàn Quốc suy yếu, khi các nhà đầu tư thận trọng trước kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed, trong khi lợi suất trái phiếu chuẩn của nước này đạt mức cao nhất một thập kỷ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 20,64 điểm, tương đương 0,87% xuống 2.347,21 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 15/7.

“Sự cảnh giác của các nhà đầu tư đã mạnh mẽ hơn trước, kể từ khi dữ liệu lạm phát của Mỹ tạo ra một cú sốc vào tuần trước,” Choi Yoo-june, nhà phân tích tại Shinhan Financial Investment, cho biết.

Thêm áp lực lên thị trường là dữ liệu cho thấy xuất khẩu của nước này giảm trong 20 ngày đầu tháng 9 và cán cân thương mại đang thâm hụt.

Trong số các cổ phiếu lớn gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 0,90% trong khi SK Hynix đi ngang. Hãng sản xuất pin LG Energy Solution mất 0,83%.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Hàn Quốc kỳ hạn 3 năm đã tăng 11,5 điểm cơ bản lên 3,904%, đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 8/2011, trong khi kỳ hạn chuẩn 10 năm tăng 11,6 điểm cơ bản lên 3,936%, mức cao nhất kể từ đầu tháng 4/2012.

Kết thúc phiên 21/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 375,29 điểm (-1,36%), xuống 27.313,13 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 5,23 điểm (-0,17%), xuống 3.117,18 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 336,80 điểm (-1,79%), xuống 18.444,62 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 20,64 điểm (-0,87%), xuống 2.347,21 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Câu chuyện tỷ giá và lạm phát: Ổn định không có nghĩa là bất động

Chọn ổn định không có nghĩa là cố thủ mức tỷ giá hiện tại, mà cần điều chỉnh mức thay đổi phù hợp..>> Chi tiết

- Dòng tiền đón “sóng” lợi nhuận quý III

Dòng tiền từ các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư tổ chức dường như đang “âm thầm” thâu gom cổ phiếu của một số nhóm ngành có triển vọng tốt quý III và nửa cuối năm..>> Chi tiết

- Chặn cửa mua gian, bán lận trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Không chỉ nâng cao chuẩn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các quy định mới cũng bịt lỗ hổng bán chui trái phiếu cho nhà đầu tư không chuyên qua hình thức hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh..>> Chi tiết

- ADB: Lần đầu tiên sau 30 năm, các nền kinh tế đang phát triển châu Á sẽ phát triển nhanh hơn Trung Quốc

Trong báo cáo triển vọng mới nhất được công bố hôm thứ Tư (21/9) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế đang phát triển của châu Á do chính sách Zero Covid kéo dài của Trung Quốc..>> Chi tiết

Tin bài liên quan