Giao dịch chứng khoán sáng 16/5: VN-Index gặp khó tại vùng 1.200 điểm, điểm nhấn cổ phiếu chứng khoán

Giao dịch chứng khoán sáng 16/5: VN-Index gặp khó tại vùng 1.200 điểm, điểm nhấn cổ phiếu chứng khoán

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau nhịp hồi phục mạnh đầu phiên, thị trường đã hạ nhiệt và lùi về dưới mốc 1.200 điểm. Nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn là điểm nhấn của thị trường với đà tăng mạnh cả về giá và thanh khoản.

“Sự cố” thủng ngưỡng hỗ trợ mạnh 1.200 điểm nằm ngoài dự đoán của hầu hết giới phân tích trong tuần giao dịch vừa qua. Theo đó, chỉ số VN-Index đã bốc hơi hơn 22% trong 6 tuần vừa qua và định giá của thị trường đã về mức rất hấp dẫn với P/E VN-Index khoảng gần 13 lần và P/E của VN30 khoảng hơn 12, đều là mức thấp hơn trung bình 5 năm gần nhất.

Bên cạnh đó, nếu xét trên góc nhìn về phân tích kỹ thuật thì thị trường, mà đại diện là chỉ số VN-Index dường như đang gần được target của sóng điều chỉnh a với target đầu tiên theo lý thuyết là ngưỡng 1.200 điểm (Fib 38,2% sóng tăng 5).

Với tình trạng quá bán của thị trường và thanh khoản tăng mạnh trong phiên cuối tuần ngày 13/5 với giá trị giao dịch trên sàn HOSE đã vượt mức 20.000 tỷ đồng, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân, CTCK Yuanta Việt Nam dự đoán, thị trường có thể sẽ xuất hiện các phiên hồi phục đan xen và chỉ số VN-Index có thể sẽ còn giằng co quanh ngưỡng 1.200 điểm.

Không nằm ngoài dự đoán trên, thị trường đã nhanh chóng hồi phục mạnh mẽ ngay khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới ngày 16/5. Dù dòng tiền vẫn còn khá thận trọng nhưng diễn biến tăng mạnh của nhóm cổ phiếu bluechip đã lan rộng thị trường, giúp VN-Index dễ dàng lấy lại mốc 1.200 điểm.

Sau khoảng 1 giờ giao dịch, số mã tăng trên HOSE đang gấp tới 6 lần số mã giảm, chỉ số VN-Index tăng gần 30 điểm và giao dịch trên mốc 1.210 điểm.

Nhóm Vn30 là điểm tựa chính giúp thị trường tăng tốc khi hầu hết các cổ phiếu đều bứt tốc, đáng kể các mã SSI, PLX, GVR, POW tăng kịch trần.

Xét về nhóm ngành, các ngành cổ phiếu trụ cột bank – chứng – thép đồng loạt tăng mạnh. Đặc biệt là nhóm cổ phiếu chứng khoán, sau chuỗi ngày ảm đảm cùng thị trường cũng đã hồi phục mạnh. Trong đó, hàng loạt mã đầu ngành như SSI, HCM, VND hay nhỏ hơn như VIX, IVS, TVS, CSI, ART, APS nhanh chóng khoe sắc tím.

Trong khi lực cầu tham gia khá yếu, áp lực bán gia tăng trong khoảng 1 giờ cuối phiên giao dịch khiến VN-Index thu hẹp biên độ tăng và lùi về dưới mốc 1.200 điểm.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 131 mã tăng (6 mã tăng trần) và 394 mã giảm (8 mã giảm sàn), VN-Index tăng 15,86 điểm (+1,34%) lên 1.198,63 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 314,62 triệu đơn vị, giá trị 7.692,69 tỷ đồng, giảm 17,7% về khối lượng và 24,54% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước ngày 13/5. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 51,23 triệu đơn vị, giá trị 1.227,2 tỷ đồng.

Nhóm VN30 có 6 mã mất điểm, đáng kể là VHM giảm 2,5% và tạm dừng phiên sáng tại vùng giá thấp nhất 66.300 đồng/CP.

Bên cạnh đó, STB cũng nới rộng biên độ và là mã giảm sâu nhất trong rổ bluechip khi để mất 3,7% xuống mức 19.700 đồng/CP; SAB giảm 2,9% xuống 158.000 đồng/CP. Ngoài ra, các mã lớn khác như VIC, GAS, MSN cũng chốt phiên điều chỉnh nhẹ chưa tới 0,5%.

Trái lại, có tới 24 mã trong rổ này ghi nhận đà tăng. Trong đó, GVR chốt phiên sáng tại mức giá trần, SSI tăng 6,8% lên sát mức giá trần, PLX tăng 5%, CTG tăng 4,8%, TPB tăng 4,5%, VRE tăng 4%, HPG và MBB cùng tăng 3,9%...

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã HAG, HNG, HQC, FLC, ROS, TSC... đều chốt phiên khởi sắc. Trong đó, cặp FLC và ROS có thời điểm tăng kịch trần và chốt phiên lần lượt tăng 3,4% và 6,7% với thanh khoản cùng đạt 4,9 triệu đơn vị.

Xét về nhóm ngành, các cổ phiếu chứng khoán vẫn là điểm sáng của thị trường với HCM chốt phiên tăng trần với khối lượng dư mua trần gần 1,3 triệu đơn vị, TVS cũng khoe sắc tím, cặp đôi lớn SSI và VCI tăng sát trần, CTS tăng 5,7%, VND tăng 5,2%, VIX tăng 5,1%...

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, trong khi sắc xanh phủ trên diện rộng toàn ngành thì STB lại đi ngược xu hướng chung khi bất ngờ “quay xe” về cuối phiên do áp lực bán gia tăng mạnh. Chốt phiên, STB giảm 3,7%, trong khi CTG tăng 4,8%, BID tăng 3,77%, VPB tăng 3,28%, VCB tăng 2,88%, ACB tăng 3,82%, MBB tăng 3,94%...

Ở nhóm cổ phiếu thép, HPG hồi phục mạnh sau những phiên liên tiếp giảm sâu khi chốt phiên tăng 3,9% lên mức 37.300 đồng/CP với thanh khoản dẫn đầu thị trường, đạt 15,92 triệu đơn vị khớp lệnh. Còn HSG tăng 2,1%, các mã khác là NKG, TLH, POM, SMC tăng nhẹ trên dưới 1%.

Nhóm bất động sản và xây dựng không mấy khả quan. Bên cạnh các mã lớn đầu ngành là VHM, VIC, BCM mất điểm, các mã như KBC, PDR, KDH, VCG, HDC… lấy lại sắc xanh nhưng chỉ nhích nhẹ.

Đáng chú ý là cặp DXG và DXS chốt phiên giảm sàn, trong đó DXG dù mở cửa khá tích cực và cầu vào khá tốt nhưng áp lực bán tháo mạnh khiến cổ phiếu này tiếp tục có thêm 1 phiên nằm sàn với khối lượng khớp lệnh đạt 10,84 triệu đơn vị, đứng thứ 4 về thanh khoản trên HOSE cùng lượng dư bán sàn hơn 2,21 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, đà tăng cũng có chút thu hẹp trong nửa cuối phiên sáng.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 164 mã tăng (18 mã tăng trần) và 39 mã giảm (6 mã giảm sàn), HNX-Index tăng 8,01 điểm (+2,65%) lên 310,41 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 45 triệu đơn vị, giá trị 898 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể khi chưa tới 1,25 tỷ đồng.

Nhóm HNX30 có 4 mã giảm điểm là NRC giảm 6,3%, DXP giảm 3,9%, NTP giảm 0,9% và SLS giảm 0,6%.

Trong khi đó, có 26 mã giữ sắc xanh khi chốt phiên. Đáng kể là cặp họ P với PVS tăng kịch trần và dư mua trần gần 120.000 đơn vị, PVC tăng 9,2% lên sát mức giá trần 20.100 đồng/CP.

Các mã tăng mạnh khác như CEO tăng 9,1%, TAR tăng 7,1%, BVS tăng 6,7%, LAS tăng 6%, SHS tăng 5,7%...

Về thanh khoản, bộ 3 tăng mạnh là SHS, PVS và CEO dẫn đầu thanh khoản, với khối lượng khớp lệnh lần lượt đạt 9,23 triệu đơn vị, 7,54 triệu đơn vị và gần 2,9 triệu đơn vị.

Xét về nhóm ngành, ngoài SHS tăng tốt, các mã khác như ART có thời điểm tăng kịch trần và chốt phiên tăng 6,8% lên 6.300 đồng/CP, APS tăng 8,6%, MBS tăng 5%, VIG tăng 7,9%, BVS tăng 6,7%...

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đáng chú ý là KLF tăng 9,8% lên mức giá trần 4.500 đồng/CP với khối lượng hơn 1,78 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, thị trường cũng hạ nhiệt về cuối phiên.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,61 điểm (+0,65%) lên 94,22 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 17,39 triệu đơn vị, giá trị 279,28 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm xấp xỉ 2 triệu đơn vị, giá trị hơn 54 tỷ đồng.

Cổ phiếu dầu khí trên UPCoM cũng giao dịch khởi sắc, trong đó BSR tăng 3,7% lên 19.600 đồng/CP và dẫn đầu thanh khoản khi khớp 2,67 triệu đơn vị; trong khi OIL tăng 2,5% lên 12.500 đồng/CP và khớp hơn nửa triệu đơn vị.

Các cổ phiếu lớn khác như VGT tăng 1,8%, VGI tăng 3,3%, MSR tăng 2%...

Đứng ở vị trí tiếp theo về thanh khoản sau BSR là cặp VHG và C4G cùng khớp hơn 1,51 triệu đơn vị. Chốt phiên, VHG tăng 4,1% lên 5.100 đồng/CP và C4G tăng 4% lên 12.900 đồng/CP.

Tin bài liên quan